Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành củ

Hành củ là một loại rau gia vị xuất hiện thường xuyên trong các món ăn hàng ngày như món xào, món kho, món hầm,… thậm chí chúng còn được sử dụng cho nguyên liệu làm bánh. Như một vai trò làm tăng hương vị cho các món ăn. Nhu cầu tiêu thụ hành củ ngày một tăng, trong khi đó năng suất trồng hành có thể sẽ bị giảm nếu không nắm rõ các biện pháp kỹ thuật. 

Vậy làm như thế nào để trồng cây hành củ đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, NPK STAVIN sẽ chia sẻ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành củ cho mọi người.

1 – Chọn đất

– Đất trồng hành củ tốt nhất là loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ.

– Làm sạch cỏ và xới đều đất cho đến khi tơi xốp.

– Luống trồng hành củ phải đảm bảo chiều rộng là 1m và cao tối thiểu là 25cm.

– Trông đều phân bón lót vào đất trước 2 – 3 ngày gieo củ.

– Đất để trồng hành củ nên là loại đất có phần thịt nhẹ, đất pha cát.

2 – Thời vụ trồng

– Trồng giữ giống vào tháng 2-3 dương lịch.

– Trồng hành thương phẩm vào tháng 9,10,11 âm lịch, thu hoạch tháng 11,12,1 âm lịch.

– Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng 60-65 ngày.

3 – Khoảng cách và mật độ trồng

Chọn giống

Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh.

Phun xử lý giống trước khi trồng giúp cho cây nảy mầm nhanh, đồng đều, tỷ lệ nảy mầm cao giúp giảm hao hụt giống cho bà con đồng thời tốc độ phát triển bộ rễ nhanh.
Khoảng cách trồng:

+ Hàng cách hàng: 12-15cm.

+ Cây cách cây 10-15cm.

Mật độ 4000-4500 bụi/1000m2, trồng 1-2 củ/hốc. Nếu đất sét, cắm củ sâu 2/3 lớp đất mặt, nếu đất cát, cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong, phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.

Khoảng cách trồng cây hành củ

4 – Chăm sóc cây hành củ

Tưới nước

Thường xuyên giữ ẩm 70 – 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.

Thời kỳ hành bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”.

Vào dịp cuối năm thường có mưa phùn hoặc sương muối, sương giá, vì vậy phải kiểm tra xem nước mưa hay sương có độ pH là bao nhiêu để tác động tránh hiện tượng cháy lá tạo cho vi khuẩn héo xanh, nấm thán thư, sương mai xâm nhập lợi.

Bón phân

– Bón lót: Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ

Bón đều trên mặt ruộng trước khi làm nhỏ đất lần cuối. Sử dụng phân NPK STAVIN 30-9-9. Lượng bón 5-7kg/sào 360m2

Lưu ý: Không để rễ củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân để tránh tình trạng gây xót rễ, thối mầm và chết cây.

– Bón thúc nuôi cây con: Bón sau khi trồng từ 10-15 ngày, sử dụng phân bón NPK STAVIN 25-25-5, có thể rải hoặc hòa nước tưới. Lượng dùng 1-2kg/ sào 360m2

– Bón thúc nuôi cây thành thục: Sau khi trồng từ 30-35 ngày, sử dụng phân bón chuyên dùng NPK STAVIN 20-20-15. Lượng dùng 3-5kg/ sào 360m2. Cách 7-10 ngày lại bón cho hành bằng phân bón này cho đến khi hành bắt đầu xuống củ (50-60 ngày trồng.) Lượng dùng 5-6kg/ sào 360m2

– Bón thúc tạo củ: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất của việc canh tác hành tím. Ngoài việc cho năng suất cao, quy trình còn tạo ra sản phẩm có màu sắc đẹp và phẩm chất tốt. Bón sau khi trồng từ 55-60 ngày. Sử dụng phân bón chuyên dùng NPK STAVIN 18-4-22. Lượng dùng 2-4kg/ sào 360m2. Phân tan nhanh nên có thể rải hoặc hòa nước để tưới. Sau 7-10 ngày tưới lại 1 lần như vậy cho đến trước khi thu hoạch 10-15 ngày thì dừng toàn bộ phân bón.

Lưu ý: Đây là quy trình đã được chứng minh qua thực tế tại rất nhiều vùng trồng hành nổi tiếng ở Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Sóc Trăng… Sử dụng theo công thức chăm sóc này cây hành sẽ phát triển khỏe mạnh, giảm bệnh lươn hành và đặc biệt là chắc củ, củ to, mã củ đẹp, năng suất vượt trội. Tùy theo chất đất và thói quen canh tác của bà con từng vùng sx mà có thể điều chỉnh lượng bón, cách bón cho phù hợp, tuy nhiên loại phân bón và thời điểm bón tuyệt đối không được thay đổi.

Bón phân cho cây hành củ

Phòng trừ sâu bệnh

Hành củ dễ bị nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh, thời điểm có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất chính là khi hàng vừa nhú lên khỏi mặt đất được từ 5 – 10cm. Vì thế, để tránh tình trạng bệnh phát triển sớm, diễn biến phức tạp thì nhà nông cần hạn chế tưới thúc phân đạm trong giai đoạn này. Khi thấy bệnh mới chớm xuất hiện thì cần nhổ đi cây bị bệnh để tránh tình trạng lây lan sang các hàng, luống khác.

5 – Thu hoạch

Hành củ trồng 1,5 – 2 tháng là có thể sử dụng được. Sau 3 tháng hành có thể muối và 4 tháng trở lên có thể nhổ củ cất để ăn củ khô.

Khi lá hành ngả sang màu vàng, phần cọng phía gần củ đã mềm ngả xuống đất, phần củ to và tròn đều chuyển sang màu vàng hoặc tím là có thể thu hoạch. Khi nhổ tiến hành nhổ cả khóm rũ bỏ phần đất dưới rễ buộc thành túm nhỏ mang về nhà phơi trên giàn, bờ tường nơi có nhiều ánh nắng và gió lùa nhiều hành sẽ mau khô.

Chúc bà con thành công!

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ