Công nghệ tháp cao sản xuất phân bón là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Công nghệ tháp cao trong sản xuất phân bón, hay còn gọi là “Granulation Tower” hoặc “Granulation Process,” là kỹ thuật sử dụng các tháp phun cao từ 60–120 mét. Trong quá trình này, các nguyên liệu lỏng, chứa các chất dinh dưỡng như NPK, được đun nóng và phun từ đỉnh tháp ở nhiệt độ rất cao. Khi nguyên liệu rơi xuống, chúng nguội và đông đặc lại thành các hạt phân bón hình cầu, đồng đều và không bị vón cục, là giải pháp phân bón tối ưu cho nhiều loài cây trồng được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng
Nhà máy tháp cao sản xuất phân bón NPK tháp cao của Anh Kiệt được đặt tại Cẩm Giàng, Hải Dương có độ cao lên tới 120m độ sâu dưới lòng đất vào khoảng gần 80m. Anh Kiệt là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc giới thiệu và trực tiếp sản xuất phân bón bằng công nghệ tháp cao.
Nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ Tháp cao là nguyên liệu có chất lượng cao được chọn lọc kỹ càng trước khi phối trộn. Sản phẩm có hình thức tròn, bóng đẹp, đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng cao (đặc biệt là đạm), ổn định và tan hoàn toàn. Phân bón NPK tháp cao được sản xuất theo công nghệ tháp cao có thành phần, tỷ lệ cân đối, công thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tất cả các loại cây trồng ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và điều kiện canh tác khác nhau. Công nghệ này có thể tạo ra sản phẩm phân bón tháp cao hỗn hợp hòa tan (100%) trong nước với các tỷ lệ khác nhau, tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60-65% và có thể sử dụng qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
Xem tiếp kỳ 2: 3 ưu điểm ưu việt của phân bón tháp cao