Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Xoài là giống hoa quả nhiệt đới, đặc biệt phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta nên cây trồng thường sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao. Do đó, đây là một trong những giống cây ăn quả được trồng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa giá trị mà cây xoài mang lại, bà con cần nắm vững kiến thức, kỹ thuật trồng xoài và chăm sóc cây xoài.

1. Làm đất

Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông, kể cả trên vùng đất cát giồng ven biển, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. So với các loại trái cây ăn trái khác, xoài là cây chịu úng tốt nhất. Đất nhẹ kém màu mỡ giúp cây dễ cho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, nhưng ít trái. Xoài thích hợp đất có pH từ 5,5-7, đất có pH nhỏ hơn 5 cây sẽ kém phát triển. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1m.

2. Thời vụ

Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.

3. Cách trồng

Chuẩn bị hố trồng xoài được thực hiện trước thời điểm xuống cây từ 1-2 tháng. Giúp dinh dưỡng được chuyển hóa thành dạng dễ tiêu cho cây và tăng lượng vi sinh vật đất.

Đối với nơi bằng phẳng hoặc đất dốc thoát nước tốt. Trộn đều lượng phân NPK STAVIN với đất mặt và lắp vào hố. Tưới đẫm nước sau khi lấp. Để mô đất được cao, có thể đánh bồn với bán kính khoảng 1-1,5m, sâu khoảng 20-30cm và vun cao ngay chính giữa.

Đối với đất vùng sông nước, nên thực hiện đào mương và đắp mô cao khi thực hiện kỹ thuật trồng xoài. Đồng thời, bổ sung lượng phân bón với liều lượng tương tự như đào hố trên.

4. Bón phân

Kỹ thuật bón phân đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất, chất lượng của cây xoài.

Bà con nên lựa chọn dòng phân bón NPK STAVIN để bón cho cây, bởi dòng phân bón này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển tự nhiên.

Khi bón phân cho cây xoài bà con cần lưu ý một số điểm sau:
– Cần cân đối lượng bón, tức là bà con phải xem xét tỉnh hình thời tiết, thổ nhưỡng, giai đoạn phát triển của cây để có thể điều chỉnh lượng bón sao cho phù hợp với cây. Chẳng hạn ở khu vực thổ nhưỡng tốt thì bà con có thể giảm lượng bón hoặc ở những nơi đất màu mỡ, khô cằn thì cần tăng lượng phân bón để bỏ sung dinh dưỡng cho cây.

– Bà con nên thăm vườn thường xuyên, không nên năm này bón loại phân này năm sau bón phân khác.

– Nếu gặp tình trạng rớt giá thì bà con không nên theo phòng trào chặt bỏ hoặc bỏ vườn không chăm sóc như vậy bà con sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt lúc giá thương phẩm của xoài đang giảm là thời điểm bà con nên tích cực chăm vườn để chuẩn bị tiềm lực mùa sau cây sẽ cho năng suất hơn.

– Trên một số giống xoài thường có hiện tượng nứt trái khi trái gần chín, nên bà con cần phải thăm vườn thường xuyên phái hiện sớm để có biện pháp xử lý.

Bón phân cho cây xoài

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây xoài

5. Chăm sóc

Thời kỳ cây còn nhỏ, tức mới trồng được 1-3 năm tuổi. Thời kỳ này cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần thiết.

Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc cây.

Thời kỳ đầu do bộ tán cây còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điều kiện sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, làm cỏ cần phải tiến hành thường xuyên và là công việc tốn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Nếu vườn chỉ có các loại cỏ lá rộng thân thẳng phát triển, việc diệt trừ cỏ sẽ đơn giản và đỡ tốn công hơn nhiều. Cách diệt cỏ loại này đơn giản nhất là dùng dao phát cán dài, phía mũi dao cong lại như mũi liềm. Khi cỏ cao khoảng 20cm thì dùng dao phát ngang sát mặt đất để cắt đứt thân cây cỏ. Phần thân bị cắt đứt được thu gom lại, phơi khô sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh

– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần.

– Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC…

– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…

– Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L…

– Sâu đục thân, đục cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

– Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC…

– Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

7. Thu hoạch

Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ