Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều

Vải là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều được trồng nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang cho năng suất cao suốt nhiều năm qua. Đây được xem là giải pháp tăng trưởng kinh tế của người dân ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và có quy trình chăm sóc vải thiều hợp lý, bà con nông dân có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước với mức năng suất cao nhất.

Vậy làm như thế nào để trồng cây vải thiều đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, NPK STAVIN sẽ chia sẻ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều cho mọi người.

1 – Chọn đất

Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 25 độ, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.

2 – Thời vụ trồng

Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm. Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m.

3 – Khoảng cách và mật độ trồng

Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 – 3 cm, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ. Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 7 – 15cm, cách gốc 5 – 10 cm. Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, thân cây đậu đỗ… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Khoảng cách trồng vải

4 – Chăm sóc cây vải thiều

Tưới nước

Sau một vụ đông giá rét và khô hạn, cây đang rất cần nước, vì vậy việc tưới nước để giữ độ ẩm cho vải là rất cần thiết, ẩm độ phải luôn bảo đảm từ 60 – 70%. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn quá trình thụ phấn, quả đậu ít.

Khi cây vải thiều ra hoa cần ngừng hẳn tưới nước, giữ cho vườn cây ở mức khô hạn cục bộ từ 10-15 ngày mới tưới đẫm nước liên tục 2-3 ngày rồi dứt hẳn để kích thích cho hoa nở đồng loạt, tập trung.

Đặc biệt trong thời kỳ cây vải ra hoa nên tiến hành dùng rơm rạ, cỏ khô tủ gốc giữ ẩm thường xuyên cho vườn cây. Nếu để vườn khô, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều. Ngược lại tưới quá nhiều, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột cũng rụng nhiều.

Bón phân

Mục đích của việc bón phân cho cây vải nhằm nâng cao mức dinh dưỡng trong cây, làm cho lá thuần thục, thúc đẩy ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu thời tiết xấu.

Căn cứ vào tuổi cây: Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi. Thông thường bộ khung tán của cây sẽ tăng dần theo độ tuổi, do vậy mà lượng dinh dưỡng cây trồng khoáng cây cần cũng tăng theo.

Chúng ta có thể căn cứ vào độ tuổi cây và tình trạng sinh trưởng của cây thể hiện qua số đo đường kính tán cây để bón với lượng phân thích hợp.

Tạo tán, bón phân

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây vải thiều

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng cây vải thiều có rất nhiều sâu hại nếu chăm sóc không kỹ như nhện lông nhung, bệnh thối hoa khá nghiêm trọng nếu không có cách khắc phục ngay.

Do đó khi phát hiện bệnh do nhện tấn công cần thu gom những lá bị nhện đem đốt để tránh lây lan. Dùng các loại thuốc trừ nhện phun ngay sau khi lộc non mới nhú.

Ngoài ra cũng nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bán ở các cửa hàng uy tín để phun trừ kịp thời các loại sâu hại như: Bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, câu cấu, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả v.v…

Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: Cuối tháng 4, cuối tháng 5 và giữa tháng 6 mới hiệu quả.

Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh cho cây vải

Bệnh hại quả vải

5 – Thu hoạch

Để quả vào túi Pôlyetylen thủng, để ở nhiệt độ 70C có thể giữ được 5 tuần, nhìn chung bảo quản quả tươi đối với vải là rất khó. Hiện nay, ta có thể chế biến vải sấy khô, vải nước đường… đều có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

Chúc bà con thành công!

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ