Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá

Giá trị kinh tế cao giúp cây thuốc lá trở thành giống cây trồng được chú ý, được đặc biệt quan tâm. Đưa vào canh tác với kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng tiêu chuẩn sẽ là cơ hội có được thêm khoản thu nhập lý tưởng, ổn định. Có nhiều giống thuốc lá khác nhau hiện nay được đưa vào canh tác. Mỗi giống có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi bà con cần nắm bắt chi tiết. Lúc đó xác định nên trồng giống thuốc lá nào sẽ là chuẩn xác và phù hợp nhất.

Trong bài viết này, NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá cho năng suất và chất lượng cao nhất.

1 – Đặc tính

Cây thuốc lá thuộc dạng thân thảo, sống quanh năm, phần gốc của cây sẽ hóa gỗ một ít. Cây mọc thẳng đứng và có nhiều lông, lá có hình lưỡi mác và càng lên trên ngọn thì lá sẽ nhỏ dần. Độ dài phiến lá có thể lên đến 60 – 75cm, rộng 30 – 50 cm. Lá của loại cây này không có cuống là phía dưới ôm sát vào thân cây.

Hoa của cây khá đặc biệt. Hoa rất nhiều và tập hợp thành chùy ở ngọn. Sự hình thành của hoa thuốc lá khá đặc biệt. Trên ngọn sẽ mọc 1 hoa trung tâm sau đó từ gốc cuống hoa sẽ mọc ra các nhánh hoa thứ cấp khác nhau. Hoa nở theo quy luật từ trung tâm sau đó đến các nhánh thứ cấp, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Màu sắc của hoa thường có màu hồng hoặc phớt hồng rất đặc trưng.

Quả của cây thuốc lá có dạng quả nang. Sau khi hoa nở khoảng từ 25 đến 30 ngày thì quả bắt đầu chín. Khi quả chín thì mỗi quả sẽ có 2 ô và 2 ô này sẽ chứa khoảng tầm 2000 đến 4000 hạt. Trung bình ước tính mỗi cây sẽ có khoảng 200 đến 400 quả. Hạt của cây nhỏ và gồm 3 phần chính: vỏ, phôi và nhũ hoa.

2 – Thời vụ trồng

– Vụ Xuân: Ở các tỉnh phía Bắc thì thời điểm thích hợp để gieo ươm sẽ là tháng 11 – 12, thời gian trồng sẽ là tháng 1 – 2 và muộn nhất là kéo sang tháng 3.

– Vụ Đông: Thời điểm gieo ươm lý tưởng nhất sẽ là cuối tháng 8 – đầu tháng 9, trong khi đó cây con được trồng vào khoảng tháng 10, thời điểm thu hoạch sẽ là tháng 2 năm sau.

3 – Trồng cây

Làm đất

Ưu tiên lựa chọn loại đất có chứa nhiều mùn, thoáng, nhẹ với độ tươi xốp, khả năng thoáng nước cao. Đất trồng cây thuốc lá cần đảm bảo chống loại đất sét. Ngoài ra, vườn trồng cần gần với nguồn nước hỗ trợ cho quá trình tưới tiêu hiệu quả.

Ngoài ra, lựa chọn vườn trồng cần là nơi khuất gió để giảm thiểu tối đa tác động của gió mùa đông bắc. Song song với đó, nên tránh canh tác ở vườn đã trồng cây họ cà ở vụ trước đó.

Đất trồng cây thuốc lá cần tiến hành xới xáo kỹ lưỡng, tơi xốp và lên luống. Yêu cầu luống trồng phải lên theo hướng Đông Tây với kích thước tiêu chuẩn là dài 10 – 20m, rộng 1m, đồng thời chiều cao duy trì khoảng 0.2 – 0.25m. Hoàn thiện luống trồng bằng phẳng để quá trình trồng cây thuốc lá được thực hiện tốt.

Trồng cây thuốc lá

Chọn hạt giống

Lượng hạt giống cần chuẩn bị cho 1 ha vườn trồng khoảng từ 50 – 70kg. Chỉ cần sử dụng 3 – 5 cây giống sẽ đủ cho 1ha vườn trồng. Thông thường, tỷ lệ về diện tích vườn ươm sẽ duy trì tỷ lệ khoảng 1/50.

Tiêu chuẩn đối với chất lượng của hạt giống cần có phẩm chất tốt. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quan trọng để có được hạt giống chuẩn đưa vào ươm trồng là:

Cây trồng lấy hạt đảm bảo khỏe, sinh trưởng tốt, năng suất cao và không bị bệnh.

Đặc trưng là có lóng ngắn, nhiều lá và hoa ra muộn sẽ có thời gian thua hoạch dài hơn.

Lá khi thu hoạch độ dày tốt, chín đều, đồng thời cũng có tính chống chịu cao với mọi điều kiện thời tiết.

Gieo ươm

Gieo vườn ươm cây thuốc lá khá đơn giản mà bà con nông dân dễ dàng thực hiện. Việc gieo ươm giống cây này vấn đề quan trọng nhất cần xem xét ở thời vụ. Dựa vào điều kiện canh tác, khí hậu, cũng như cơ cấu luân canh, loại giống cụ thể được lựa chọn,…

4 – Bón phân

Mỗi vụ thuốc lá khi canh tác đòi hỏi bà con phải thực hiện bón phân thành nhiều lần. Bón lót, bón thúc đều cần đảm bảo sử dụng loại phân bón thích hợp, với liều lượng phù hợp.

Bón lót

Bón lót cần thực hiện vào giai đoạn làm đất chuẩn bị vườn trồng. Sau khi đã xới xáo kỹ lưỡng thì bón lót, lên luống giúp quá trình trồng cây thuốc lá diễn ra thuận lợi, với điều kiện phát triển tốt nhất.

Lượng phân bón sử dụng khoảng 50 – 70kg/ 1000m2 vườn trồng bằng phân hữu phân hữu cơ ủ hoai mục tối thiểu khoảng 10 ngày trước khi bắt đầu trồng.

Bón thúc

Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 10-20 ngày. Bón 8-10kg/ 1000m2, bón thúc bằng NPK STAVIN 19-19-19 K2S04

Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 30-35 ngày. Bón 10-12kg/ 1000m2, bón thúc bằng NPK STAVIN 18-4-22 K2S04

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây thuốc lá

5 – Chăm sóc

Trước tiên, việc làm giàn che là yêu cầu cơ bản, bắt buộc với vườn ươm cây thuốc lá. Tranh nắng to, hay mưa lớn, cũng như sương muối lúc này sẽ được đảm bảo. Điều này tạo điều kiện cho vườn ươm sinh trưởng tốt, sớm đưa vào canh trên vườn trồng.

Gieo ươm cây thuốc lá việc tưới nước đều đặn, đúng tiêu chuẩn bà con cần hết sức lưu ý. Cây trồng có điều kiện độ ẩm lý tưởng nhất để phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể là:

Từ khi bắt đầu gieo hạt tới khi cây con nảy mầm cần tưới nước liên tục, đều đặn hàng ngày. Lượng nước sử dụng sẽ khoảng 4 – 5 thùng/10m2.

Khi cây con có 2 lá duy trì việc tưới mỗi lần lượng nước là 3 – 4 thùng/ 10m2.

Khi cây con đã lớn hơn duy trì tưới 2 – 3 ngày/ lần với lượng nước phù hợp dựa trên độ ẩm của đất.

Vườn ươm khi cây con đã lớn việc tỉa cây cần được thực hiện. Tỉa lá thật thưa hơn duy trì khoảng cách khoảng 4 – 5cm khoảng cách. Đảm bảo đủ không gian giúp cây giống sinh trưởng nhanh hơn.

Tỉa cành lá cho cây

Vun xới và làm cỏ

Sau khoảng 40 ngày trồng thì vun xới cần tiến hành. Công việc này giúp tác động để kích thích được bộ rễ của cây phát triển nhanh, sâu hơn. Tình trạng cây bị đổ vì bất kỳ nguyên nhân nào cũng được giảm thiểu tối đa. Làm cỏ và vun xới gốc có thể tiến hành thành 3 đợt là:

Lần 1: Tiến hành sau khi trồng khoảng 10 ngày bằng cách xới nông 5cm.

Lần 2: Sau khi trồng khoảng 20 – 25cm tiến hành xới sâu 7cm.

Lần 3: Sau khi trồng khoảng 40 ngày tiến hành xới sâu và vun cao 10cm.

6 – Phòng trừ sâu bệnh

– Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh.

– Sâu: Các loại sâu hay cắn phá gây hại cho cây thuốc là sâu xanh, sâu khoanh, sâu chùm, bọ trĩ, rệp, rầy mền… Để xử dụng thuốc hoá học có hiệu quả cần nhất là phải phát hiện sớm, phun thuốc khi sâu rầy tuổi còn non.

– Bệnh: Các loại bệnh thường hay gặp và gây ảnh hưởng lớn là: Lở cổ rễ, thối đen rễ, đốm mắt cua, đốm nâu,…Triệu chứng bệnh thường khi tiềm ẩn trong cây mắt thường không phát hiện được, khi biểu hiện ra thì đã nặng gây hậu quả không khắc phục được.

Việc phun thuốc định kỳ phòng trừ bệnh rất tốt, và có tác dụng phòng trừ sâu, rầy. Việc kết hợp giữa thuốc sâu + bệnh nhằm giảm bớt công lao động.

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ