Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ

Thanh long là loại trái cây thanh mát, vị ngọt dễ ăn rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay trái thanh long có thể dùng làm trà, làm bánh mỳ, mứt, kẹo hoặc ăn trái cây tươi. Nhiều vùng ở nước ta đã trồng thanh long thành công, trở thành loại cây kinh tế, đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài.

Tuy nhiên, để trồng cây thanh long đạt hiệu quả cao và cho trái ngon, cần phải áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trong bài viết này, NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long đơn giản, sai quả, đạt chất lượng cao nhất đáp ứng người dùng.

1 – Đặc tính

Thanh long có xuất xứ từ nhiệt đới, chịu hạn giỏi nhưng không chịu được ngập úng, cho trái sau 2 – 3 năm chăm sóc.

Thân thanh long thuộc dạng thân bò lan, thân và nhánh đều có màu xanh. Nhánh thanh long có 3 cạnh, chứa nhiều gai nhỏ, dài khoảng 80 – 100cm.

Thanh long có 2 loại rễ: Địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh là rễ chính, rễ khí sinh là rễ mọc quanh thân chính bám vào trụ. Những rễ khí sinh mọc gần đất, sẽ bám đất và trở thành rễ địa sinh.

Hoa thanh long là hoa lưỡng tính, có mùi hương dễ chịu, thời gian nở và thụ phấn từ 3 – 5 ngày.

2 – Thời vụ gieo trồng

Nếu bạn có điều kiện tưới tiêu tốt trồng thanh long từ tháng 10 – 11 dương lịch là tốt nhất. Đây là thời điểm tỉa cành nên bạn không cần lo việc thiếu hom giống, có thể tận dụng độ ẩm cuối mùa mưa và những vùng đất thấp không lo bị ngập úng.

Những vùng thiếu nước tưới tiêu, bạn nên trồng thanh long vào đầu mùa mưa – từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch vì khi cây chưa lớn sẽ không chịu được khô hạn, tuy nhiên bạn nên có kế hoạch giâm hom từ trước vì lúc này đang rơi vào giai đoạn thu hoạch.

3 – Trồng cây

Chọn giống

Trồng thanh long bằng hom đang là lựa chọn của bà con nông dân. Thanh long có thể trồng bằng hạt nhưng thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài.

Tiêu chuẩn hom giống:

– Tuổi cành: 1 – 2 năm tuổi, đã cho trái

– Chiều dài hom: 40 – 50cm

– Hom mập, có màu xanh đậm và sạch bệnh

– Các mắt chùm gai mẩy, 3 – 5 gai, khả năng nảy chồi tốt

Sau khi đã có hom giống ưng ý, đáy hom gọt sạch phần thịt để lại phần lõi 2 – 3cm. Xử lý hom qua thuốc trừ nấm, cắm hom xuống đất khô ráo, thoáng gió, 10 – 15 ngày sau hom ra rễ có thể mang đi trồng.

Cây thanh long giống.

Đất trồng

Vùng đất xám bạc màu, đất núi ít dinh dưỡng, dễ xói mòn, rửa trôi (Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai) cần bón nhiều phân hữu cơ (Phân chuồng ủ hoai) cải tạo đất. Sau khi xác định vị trí và chôn trụ xong, đào quanh trụ sâu tầm 15 – 20cm, rộng tầm 2cm, bón lót phân và đặt hom.

Ở Tiền Giang, Long An,.. những vùng đất trũng, nhiễm phèn tiến hành lên liếp rửa phèn. Mặt liếp cao hơn mặt ruộng khoảng 40cm, tránh ngập úng trong mùa mưa.

Bạn nên cày đất, phơi ải, xử lý mầm cỏ dại cẩn thận trước khi trồng, tiết kiệm chi phí trừ cỏ sau này và tiêu diệt được nhiều mầm bệnh.

Trụ trồng

Trụ xi măng lõi sắt được khuyến khích sử dụng, trụ 11x11cm, cao 1,8m. Khi chôn xuống đất trụ còn khoảng 1,3 – 1,4m, độ cao này thuận tiện để chăm sóc và nhánh thanh long trưởng thành không chạm đất.

Số lượng trụ = Diện tích/Khoảng cách trụ. Ví dụ: Trồng ở khoảng cách 3x3m, diện tích 1ha, ta có phép tính: 10.000/(3*3)= 1.100 trụ/ha.

Trước khi trồng 1 tháng, tiến hành chôn trụ, trụ đứng thẳng, không bị lệch. Phía đầu trụ gắn 1 cái khung hoặc thanh sắt để sau này thanh long lớn có thể bám vào và rủ xuống.

Khoảng cách

Khoảng cách trồng được áp dụng nhiều hiện nay: 2,7×2,7m; 2,7×2,5m; 2,4×2,6m. Nếu trụ cao thì thanh long sẽ tỏa nhánh nhiều và cần khoảng không rộng hơn so với trụ thấp, số lượng trụ sẽ giảm đi.

Cách đặt hom: Đặt 3 – 4 hom giống/trụ

– Đặt hom cách mặt đất khoảng 0,5cm tránh thối rễ do ẩm đất.

– Áp phần mặt phẳng hom vào trụ, như vậy khi ra rễ sẽ nhanh bám, lưu ý không nên áp quá sát vì nhiệt độ trụ cao khi trời nóng sẽ tổn hại đến hom.

Dùng dây mềm cột cố định các hom vào trụ tránh lung lay vì lúc này hom chưa hình thành rễ bám vào trụ, tưới nhẹ, dùng rơm rạ tủ gốc giữ nước.

Trụ trồng thanh long

Xem thêm: Quy trình chuẩn bị đất và trồng cây thanh long

4 – Bón phân

Để cây được khỏe mạnh và cho ra quả to hơn bạn tiến hành bón thêm phân bón cho cây. Tùy vào độ màu mỡ của đất và thời kì sinh trưởng mà tiến hành bón phân khách nhau cho thích hợp.

Giai đoạn sau khi thu hoạch: Bón phân NPK STAVIN 20-20-15, lượng bón 0,2-0,4kg/ gốc

Giai đoạn bắt đầu ra nụ và khi hoa héo: Bón NPK STAVIN 18-4-22, lượng bón 0,2-0,3kg/ gốc

Không chỉ bón phân NPK bạn có thể bón thêm phân loại phân bón lá để kích thích cây mau ra hoa và làm tăng chất lượng quả như tăng độ bóng vỏ, tăng cường độ cứng của trái và kích thước của quả.

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây thanh long ruột đỏ

5 – Chăm sóc

Tưới nước:

Cây thanh long ruột đỏ có nhu cầu nước khá cao. Chính vì thế thời kì phát triển tạo tán cần giữ đất luôn đủ độ ẩm. Thường xuyên ngày tưới nước cho cây 1 lần. Sau khi cây đã cho tán to và phát triển khỏe mạnh bạn tiến hành tưới nước theo độ ẩm của đất và sức khỏe của cây. Mùa hè nên tưới tăng lượng nước và mùa mưa chú ý xới xóa để rễ không bị tối do ngập úng.

Tỉa cành, tạo tán:

Việc tỉa cành tạo tán có lợi cho cây rất nhiều. Chúng sẽ làm cho cành thông thoáng và giúp tán của cây ra nhiều hơn.

Chú ý với mỗi cây tính từ mặt đất cho tới đỉnh trụ chỉ cần để lại 1 cành chính. ThỜI gian cây phát triển cần buộc chặt cột cành vào trụ để cây tự phát triển rễ khí sinh bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa gió bão.

Đỉnh trụ người ta thường cắt tỉa thành hình tròn để giúp cho cây phân bố đều quanh trụ. Thường xuyên cắt tỉa cành già cành sâu bệnh sẽ giúp cho cây được khỏe mạnh và quả ra đều và to hơn.

Trụ trồng thanh long khỏe mạnh.

Xem thêm: Quy trình chăm sóc cây thanh long ruột đỏ

6 – Phòng trừ sâu bệnh

Thanh long ruột đỏ cũng giống những loại thanh long ruộ trắng thường mắc một số loại bệnh khác nhau tùy vào điều kiện sống và độ sạch của đất. Thường sẽ mắc một số loại bệnh như sau:

Kiến: Do thanh long ngọt nên thu hút kiến khá nhiều. Điều này bạn có thể phòng trừ bệnh hại dễ dàng với việc phun một số loại thuốc trừ côn trùng hoặc đơn giản hơn có thể làm bẫy dẫn dụ kiến ra chỗ khác.

Ruồi đục trái: Ruồi đục quả có lẽ ảnh hưởng trực tiếp với năng suất và chất lượng quả nhiều nhất. Để phòng trừ bạn tiến hành sử dụng bả mồi (SOFRI protein) hoặc bao trái sau khi thụ phấn 7-10 ngày.

Thán thư: Hiện tượng bệnh xảy ra trên cành và quả thanh long khiến quả bị thối và cành bị thâm đen. Để phòng trừ bạn tiến hành phun một số loại thuốc trừ sâu như Ridomyl, Antracol. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khoảng 2 lần là hết,

Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây thanh long ruột đỏ

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ