Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Do yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn, các nước như Mã Lai và Thái Lan tập trung nghiên cứu và phát triển cây sầu riêng từ nhiều năm trước đây. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.

Trong bài viết này, NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng cho năng suất và chất lượng cao nhất.

1 – Đặc tính

Sầu riêng là cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao. Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông. Cây có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ dốc không quá 300, gần nguồn nước tưới.

Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sầu riêng sinh trưởng là 24 – 300C và ẩm độ vào khoảng 75 – 80%. Riêng giai đoạn ra hoa, cây cần có nhiệt độ từ 20 – 220C, ẩm độ 50 – 60%.

2 – Thời vụ gieo trồng

Nếu chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa từ 9-10 hàng năm. Không nên trồng lúc mưa dầm vì cây sẽ chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ.

3 – Trồng cây

Chuẩn bị đất trồng:

Thời gian làm đất ngay sau khi kết thúc mùa mưa. Cày đất 2 lần ở độ sâu 30 – 40cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô. Sau 1,5 – 2,0 tháng phơi đất, tiến hành bừa ở độ sâu 20 – 30cm theo chiều ngang và chiều dọc lô. Trong quá trình cày bừa tiếp tục gom nhặt rễ còn sót lại và đốt.

Cây giống:

– Cây phải được nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành, có nguồn gốc rõ ràng. Lưu ý không được trồng sầu riêng bằng hạt.

– Gốc ghép thẳng, đường kính gốc ghép 1,0 – 1,5 cm, bộ rễ phát triển tốt.

– Thân, cành, lá: Thân thẳng và vững chắc, có từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trường thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao cây giống (tính từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) đạt từ 80 cm trở lên.

– Cây phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn hiệu và phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính như: bệnh thán thư, bệnh do nấm Phytophthora, bọ phấn,…

Cây giống

Xem thêm: Quy trình trồng cây sầu riêng

4 – Bón phân

Bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây và của trái. Trong đó, lưu ý giai đoạn sinh trưởng, kích thích cây ra đọt cần bón phân với công thức có tỷ lệ đạm và lân cao; giai đoạn phát triển trái, đặc biệt nhất là giai đoạn phát triển cơm cần bón phân với công thức có tỷ lệ kali cao hơn đạm.

Mỗi năm nên bón từ 20 – 30 kg/cây vào đầu mùa mưa, thực hiện đào hố theo hình chiếu của cây xung quanh tán, cho phân chuồng xuống cùng với phân vô cơ, trộn đều rồi lấp đất.

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

5 – Chăm sóc

Chăm sóc cây con:

+ Sau trồng cần che bóng cho cây con và không che quá 50% ánh sáng.

+ Cần tưới nước thường xuyên khi trời nắng hạn để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khoẻ mạnh, nhanh cho trái.

+ Đầu mùa khô cần tủ cỏ rác xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Chăm sóc cây con

Tưới nước:

– Thời kỳ cây tơ: Tưới đủ nước, đảm bảo chu kỳ tưới 03 lần/tuần (lượng nước tưới 100 – 150 lít/cây/lần) trong thời gian ít mưa và mùa khô để giảm tỉ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho trái.

– Thời kỳ cây ra hoa: Tưới cách ngày để cho hạt phấn khỏe mạnh và ngưng tưới nước khi hoa nở rộ. Khi kết thúc giai đoạn ra hoa rộ: tưới trở lại và lượng nước được tăng dần cho đến khi trở lại bình thường.

– Thời kỳ cây cho trái: Sau khi đậu trái, tưới đủ nước để giúp trái phát triển khỏe, chất lượng tốt. Riêng giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch cần ngưng tưới để hạn chế cây ra đọt non giúp giảm tỷ lệ quả bị sượng.

Trồng cây chắn gió, che bóng, trồng xen che phủ đất:

+ Trồng các loại cây chắn gió và che bóng như: Keo lai, xà cừ…..

Tỉa bỏ các cành:

+ Cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng.

+ Cành ốm yếu và chỉ để một ngọn.

+ Cành bị sâu bệnh.

+ Cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành thấp nhất mang trái trên 1 mét.

+ Cứ một vị trí trên thân chỉ để 1 cành (tránh bị tét).

+ Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ là 10cm, cây lớn 30cm.

Xem thêm: Chăm sóc cây sầu riêng cho năng suất cao

6 – Phòng trừ sâu bệnh

Sâu đục thân

Sâu đục thân là loài côn trùng gây hại quanh năm trên cây sầu riêng, chúng hay tấn công vào thân, ăn tiện vòng quanh vỏ cây, làm chết phần thân trên, tạo vết thương hở để nấm bệnh xâm nhập.

Đề phòng trừ sâu đục thân, bà con nên thường xuyên đi từng gốc để kiểm tra (15 ngày/lần). Khi phát hiện thấy sâu, bà con sử dụng trừ sâu nguyên chất bơm vào lỗ sâu hại, hoặc dùng dao bén để moi bắt sâu ra. Bên cạnh đó, khi phun thuốc sâu trên lá cũng lưu ý phun vào thân cây để diết bớt ấu trùng.

Sâu đục thân

Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Đây là một trong những loài sâu bệnh hại sầu riêng phổ biến. Chúng còn gây hại trên một số cây khác như nhãn, ổi, mãng cầu, chôm chôm… nên việc phòng trừ loại sâu này rất khó khăn.

Chúng đẻ trứng trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục đục cho đến thịt trái. Hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén hóa nhộng trên mặt vỏ trái giữa các gai trái.

Trái mọc thành chùm thường bị sâu tấn công và gây hại ở phần tiếp giáp. Trái non bị hại dễ bị biến dạng và rụng sớm. Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái. Bà con có thể nhận diện sâu hại qua vết vết đục trên trái, quan sát phân sâu thải ra bên ngoài vết đục.

Sâu ăn bông

Sâu ăn bông là một trong những loại côn trùng gây hại sầu riêng bà con cần chú ý. Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông. Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm.

Bệnh thối vỏ chảy nhựa (bệnh Phytophthora)

Đây là bệnh do nấm Phytophthora palmivora, là bệnh hại trên cây sầu riêng quan trọng nhất mà bà con cần chú ý. Ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa, Nấm Phytophthora palmivora còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên quả gây thối quả, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn. Nếu phát hiện sớm thì việc phòng trừ bệnh nhanh và hiệu quả; nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ tốn kém, bệnh lâu lành và cây suy yếu. Nếu không phòng trừ, cây kém phát triển và chết dần.

Thối vỏ quả

Bệnh thán thư

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz. & Sacc, thường gây hại trên cây bắt đầu đầu mùa khô, lúc trời mát, nhiều sương mù trong buổi sáng. Điều kiện để bệnh phát triển và gây hại mạnh là những vườn chăm sóc kém, thiếu phân và tưới nước không đầy đủ. Bệnh cũng phổ biến trên sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, gió mạnh và không được che mát giữ ẩm thích hợp.

Bệnh gây hại nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành, khiến cho cây suy yếu dần. Triệu chứng bệnh thán thư thường đi kèm với triệu chứng thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu Kali.

Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh hại cây sầu riêng

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ