Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau cải ngọt

Cải ngọt là loại rau vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình, dễ ăn và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Rau cải ngọt khá dễ trồng tuy nhiên lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Vì vậy, để cây cải ngọt phát triển khỏe mạnh và xanh tốt, cần lưu ý trồng và chăm sóc cải ngọt đúng kỹ thuật.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cải ngọt nhé!

1. Làm đất

Có thể trồng cải ngọt trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải được tưới tiêu tốt. Đất cần phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8 – 10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.

Trong mùa mưa, cần chọn trồng những giống chống chịu mưa, nên phủ rơm hoặc dùng lưới nylon che để hạn chế đất bắn lên lá, đồng thời hạn chế sâu bệnh, cỏ dại. Liếp rộng 0,8 – 1m cao 10 – 15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20 cm giúp thoát nước tốt, rễ cải không bị ngập úng. Cần xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng.

2. Thời vụ

Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng trong mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng trong tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa phải làm giàn che để bảo vệ cây để tránh giập lá.

3. Cách trồng

Gieo hạt cải ngọt trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ công cấy nhưng tốn hạt giống và công tỉa. Lượng hạt giống sạ cho 1.000m2 khoảng 500g. Hạt giống ngâm trong nước sau 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ẩm 1 đêm rồi đem gieo, hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo khô. Khi cây con 10- 15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10 – 15cm.

Tưới đẫm đất trước khi gieo, sau khi gieo hạt cải ngọt rải lớp tro trấu mỏng phủ hạt (mùa mưa nên rảy trấu) và rắc thuốc trừ kiến, các sâu hại khác (sâu non, bọ nhảy, dế, …). Trên liếp phủ rơm mỏng và tưới đủ ấm.

Gieo cây con: Lượng hạt giống cải ngọt cho 1.000m2 khoảng 100 – 150g gieo trên 40 m2 đất. Diện tích đất phải khô ráo, đầy đủ ánh sáng, cây con có 3 – 4 lá thật khoảng 15 – 20 ngày tuổi đem cấy. Trước khi nhổ cây cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).

4. Bón phân

Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây cải ngọt

5. Chăm sóc

– Sau khi gieo, mỗi ngày tưới nước đẫm một lần; sau đó cứ 2 – 3 ngày tưới một lần để đảm bảo thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm.

– Tỉa cây làm 02 lần: lần 1 khi cây đạt 2 – 3 lá thật và lần 2 khi cây đạt 4 – 5 lá thật, để cây với khoảng cách 5 – 7 cm.

– Làm cỏ và loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, nhằm hạn chế sâu bệnh.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây cải ngọt

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: Các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối…

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây cải ngọt

7. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch khi cây cải ngọt đủ tuổi từ 25 – 27 ngày. Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ