Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau cải cúc

Rau cải cúc (hay còn gọi là rau tần ô) là một loại rau xanh được trồng khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau dễ ăn, giá rẻ và lại rất dễ gieo trồng. Rau cải cúc có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ đông xuân và hè thu. Rau cải cúc có thể ăn sống hoặc nấu canh rất ngọt mát, ăn rau cải cúc có tác dụng giải nhiệt, trừ đờm, giải cảm, trị ho, giúp hạ huyết áp…

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau cải cúc nhé!

1. Làm đất

Cải cúc sinh trưởng tốt trên đất pha cát giàu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5-5,6. Đối với vườn phố, bạn có thể tự trộn đất trồng theo công thức 5 đất nền: 3 phân trùn quế, 2 hỗn hợp trấu, xơ dừa.

Đối với đất đã trồng, cần dọn cỏ và xới lên lại cho tới xốp, rải vôi để diệt nấm bệnh. Trộn thêm phân trùn quế vào đất trước khi gieo để mầm lên khỏe mạnh hơn.

2. Thời vụ

Cải cúc là loại rau khá dễ sống, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Bà con có thể trồng cải cúc quanh năm, tuy nhiên, cây sinh trưởng tốt nhất vào hai vụ chính:

– Vụ đông xuân: Gieo hạt từ tháng 10 – 11, thu hoạch từ tháng 2-3.

– Vụ xuân hè: Gieo từ tháng 4 – 5, thu hoạch từ tháng 8 – 9.

3. Cách trồng

Bước 1: Ngâm hạt cải cúc

Để thúc đẩy hạt nảy mầm nhanh hơn, bà con có thể tiến hành ngâm hạt giống trước khi gieo. Bà con chuẩn bị nước ấm từ 30-40°C, ngâm hạt từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra và rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.

Bước 2: Gieo hạt cải cúc

Bà con có thể gieo hạt thẳng hàng hoặc có thể rải đều trên mặt luống. Một số nơi bà con trộn hạt với tro trấu rồi gieo rải đều xuống đất. Sau đó lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt. Có thể rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất ăn hạt.

Sau khi gieo hạt thì tưới phun nước cho hạt để giữ ẩm. Trong 1 tuần đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt mọc mầm nhanh, sau đó dở tấm đậy ra để rau đón ánh sáng.

4. Bón phân

Gieo hạt được 1 tuần, bạn tiến hành bón thúc lần 1 bằng các loại phân chuồng, phân trùn quế, phân gà hoặc phân NPK STAVIN,… Đợt bón phân thứ 2 khi cây non ra được 2-3 lá mới (15-20 ngày).

Sau này, khi tỉa cây xong bạn cần bón phân để cung cấp đủ các dưỡng chất mà cây bị thiếu hụt như: Phân hữu cơ tự ủ hoặc NPK STAVIN.. pha loãng rồi tiến hành tưới.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây rau cải cúc

5. Chăm sóc

Cải cúc thích hợp với đất phù sa tơi xốp, khô ráo. Vì vậy cần làm luống, đánh tơi và vần nhỏ đất trước khi gieo trồng.

Cải cúc phải được tưới nước thường xuyên bằng nguồn nước sạch. Chú ý độ ẩm, tránh tưới quá nhiều cây sẽ bị thối.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây rau cải cúc

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cải cúc là loại rau ăn lá non nên dễ bị sâu bệnh phá hoại, vì vậy cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cẩn thận cho cây. Cải cúc thường bị bệnh thối nhũn, đây là loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng.

Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ nhìn như bị phỏng nước sôi. Sau đó lan rất nhanh ra toàn lá, những lá phía dưới bị trước sau đó lan dần lên các lá phía trên. Nếu nặng bệnh gây thối cả thân cây, làm cho cây bị rũ xuống rồi nhanh chóng lan ra những cây xung quanh. Chỗ bị bệnh có mùi hôi thối khó ngửi.

Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là những ruộng bón quá nhiều phân đạm, ruộng gieo trồng dày, ruộng đất thấp, ruộng đã trồng tần ô trong nhiều vụ, nhiều năm liên tục, ruộng trồng hành lá…

Để hạn chế bệnh, có thể dùng một vài biện pháp chính như sau:

– Trước khi trồng rau cải cúc cần thu gom sạch sẽ toàn bộ tàn dư của cây ở vụ trước để hạn chế nguồn bệnh ban đầu ảnh hưởng tới ruộng rau.

– Cày (hoặc cuốc) phơi đất trước khi gieo giống khoảng 10 – 15 ngày, đánh luống hình mai rùa, cao khoảng 3 – 6cm để nước mưa hoặc nước khi tưới không đọng lại trên luống. Bón cho đất (1m2) khoảng 20 – 30kg vôi bột để khử trùng đất.

– Không nên bón quá nhiều phân đạm, nhất thiết phải kết hợp với phân lân mục ở đầu trong vụ, mỗi lần bón, kết hợp với bón thêm phân chuồng đã hoại, lần bón cuối cùng tốt nhất là dùng phân DAP.

– Không nên gieo giống quá dày, khi chăm sóc, làm cỏ cố gắng tránh làm cây bị xây xát vì chính những chỗ vết thương này là nơi để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bên trong cây. Trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày nên giảm bớt lượng nước tưới.

Ở những vùng thường xuyên bị bệnh hại nặng không nên gieo trồng cải cúc trong mùa mưa, không nên gieo trồng cải cúc liên tục trong nhiều vụ. Nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước.

Khi thấy bệnh mới chớm xuất hiện (thường sau gieo khoảng trên dưới một tháng) thì dùng thuốc New Kasuran BTN, Kasuran BTN, Starner 20WP, Copperzine WP, Vizincop 50BTN… để phun xịt (về cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn trên vỏ thuốc). Đồng thời giảm lượng nước tưới và ngưng ngay việc bón phân đạm (mặc dù đã đến kì bón Sau đó cứ khoảng năm, bảy ngày lại xịt tiếp một lần. Chú ý khi xịt thuốc cuối cùng phải bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc, để không gây ngộ độc cho người ăn.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây rau cải cúc

7. Thu hoạch

Khi rau cao vừa tầm, còn non có thể thu hoạch bằng cách nhổ cả rễ, rửa nhẹ qua nước để đất ở rễ rơi ra. Tránh để rau lên ngọn, có hoa rồi mới thu hoạch. Khi đó rau bị già và ăn sẽ bị đắng.

Trong xu hướng hiện nay để nâng cao ngành trồng rau chúng ta cần quan tâm đến thâm canh nhằm:

– Đạt năng suất cao.

– Nâng cao chất lượng theo yêu cầu của người tiêu dùng sạch, an 3 toàn.

– Sản phẩm phải đa dạng, nhiều chủng loại để hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ.

– Giá thành sản phẩm thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Do vậy, cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất – kỹ thuật, mọi điều kiện thuận lợi tốt để trồng rau có chất lượng và cho năng suất cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ