Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất

Quất là loài cây thường xanh, có thể dùng làm cây trồng trong nhà. Cây quất hay được dùng làm cây cảnh, thậm chí làm cây bonsai. Ở Việt Nam, cây quất ra quả hay được trưng bày vào dịp tết vì người ta cho rằng quất là biểu tượng của may mắn. Đông y hay dùng quả quất như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm…

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất nhé!

1. Làm đất

Đất trồng dành cho cây quất phải là đất tơi, xốp, thoáng khí nhưng cũng phải đủ ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời điều chỉnh độ pH đất từ 5-6 cho cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.

Nếu trồng cây quất ở ngoài đất vườn thì nên lựa chọn chỗ đất cao, tránh nơi trũng ứ nước làm cây bị thối rễ. Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý chọn chậu lớn hơn tán cây, có lỗ thoát nước và nên thay chậu lớn hơn nếu cây phát triển mạnh.

2. Thời vụ

Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

3. Cách trồng

Quất không trồng bằng hạt vì dễ gây biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

Quất có thể trồng trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu…Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

– Đất trồng cần lên luống cao, thiết kế mương nước xung quanh, băng rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt luống phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

– Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Khoảng cách trồng cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1m.

– Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24 độ. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

4. Bón phân

Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc hợp lý cây mới phát triển tốt và cho hoa quả nhiều.

– Bón lót thúc dùng phân NPK STAVIN, trung bình từ 0,2-0,4kg/ gốc/ năm, chia lầm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 40 ngày. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mưới cần bón thêm đậu tương xay nhuyễn ngâm tưới hoặc rải quanh gốc.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây quất

5. Chăm sóc

Sau khi trồng khoảng 5-7 ngày, cần xới nhẹ đất quanh gốc cây, cách gốc tầm 20-30cm. Với cách làm này, đất sẽ tơi xốp hơn và cây dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

Nhiều cây quất đã có sẵn dáng cây khá đẹp. Cách chăm sóc cây quất sau Tết là, sau khi trồng lại, bạn chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn lại thôi. Ở trường hợp bạn không thích thế cũ của cây quất, có thể trồng cây cho thật phát triển, cành lá xanh tốt rồi sau đó cắt tỉa tạo thế mới.

Lưu ý khi cắt tỉa hay tạo dáng cho cây quất, người làm cần sử dụng dụng cụ chuyên dùng (dao, kéo) để tránh làm hỏng cành. Và việc cắt tỉa phải được tiến hành vào những ngày nắng ráo. Cứ định kỳ 10-15 ngày bạn nên tỉa lá, cắt cành hoặc uốn cành một lần.

Việc tỉa cành cũng giúp cây đón được nhiều ánh sáng, tập trung chất dinh dưỡng, kích thích lá mọc ra nhiều hơn, hoa nở nhiều hơn và đậu quả cho dịp Tết năm sau.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây quất

6. Phòng trừ sâu bệnh

Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân… cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58… để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây quất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ