Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa ly

Hoa ly hay còn gọi là hoa bách hợp, hoa huệ tây…Đây là một trong số ít loài hoa có màu sắc đa dạng, phong phú và đặc biệt là loài hoa sở hữu cả hương lẫn sắc một cách trọn vẹn. rồng hoa ly đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân. Với việc thực hiện đúng các bước trong quy trình chăm sóc hoa ly, người trồng sẽ thu được những bông hoa ly vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát, bán được giá thành cao.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa ly nhé!

1. Làm đất

Đất cày bừa mịn, bằng phẳng, sạch cỏ, bón phân hữu cơ, vi sinh trộn thêm giá thể rơm rạ, trấu, phân chuồng hoai mục để làm cho đất tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.

Xử lý đất: Tham khảo một số thuốc như Regent, Carbenzim, Topsin, Aliette để xử lý hoặc có thể dùng chế phẩm nấm Trichoderma spp có bán trên thị trường để xử lý nhưng lưu ý phải giữ ẩm cho đất và không dùng chung với thuốc có tác dụng diệt trừ nấm khác.

Lên luống rộng 1,3m cả rò rãnh, luống cao 15-20m.

2. Thời vụ

– Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung trồng chủ yếu 2 vụ chính: vụ Thu Đông T9 – T10 để thu hoạch vào dịp Tết, vụ Đông Xuân T10 – T12 để thu hoạch vào dịp 8/3. Đối với một số vùng như Mộc Châu, Mường La (Sơn La) và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự có thể trồng để thu hoạch quanh năm.

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống lily và điều kiện khí hậu của vùng trồng để chọn thời điểm trồng cho phù hợp.

Ví dụ đối với giống Sorbonne, để thu hoa vào dịp tết thì thời điểm trồng thích hợp là:

– Vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Bắc Ninh…): 20/9-27/9 (âm lịch).

– Vùng miền núi phía Bắc (Mộc Châu, Sa Pa, Bắc Cạn…): 5/9-12/9 (âm lịch).

– Vùng miền Trung (từ Thanh Hóa trở vào Huế…): 25/9-2/10 (âm lịch).

3. Cách trồng

– Mặt luống rộng 1m thì trồng 5 củ trên hàng; mặt luống rộng 1,2m thì trồng 6 củ trên hàng, độ sâu tùy kích thước củ giống, thường 10 – 12cm. Đặt củ vào rãnh sau đó lấp 1 lớp đất dày 8-10cm, nén chặt đất xung quanh củ.

Sau khi trồng phủ lớp rơm rạ, cỏ khô để làm mát đất, giúp củ mọc tốt.

– Chọn củ giống không bị sâu bệnh, củ mập vảy củ không bị xây xát, củ có mầm dài khoảng 1cm để trồng.

– Xử lý củ giống:

+ Trước khi xử lý cắt bỏ rễ chỉ để lại khoảng 5cm.

+ Nhúng củ vào dung dịch Daconil hoặc Carbendazim nồng độ theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, trong thời gian khoảng 5-10 phút để phòng trừ nấm bệnh.

Mật độ trồng phải căn cứ vào chủng loại củ giống, độ lớn của củ và thời tiết. Với các giống cây to, cao thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ thấp thì trồng dày; vụ Xuân và vụ Thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dày, vụ Đông ánh sáng yếu thì trồng thưa. Thường trồng với khoảng cách cây cách cây 15-20cm và mật độ 20-40 củ/m2.

4. Bón phân

Hoa ly đòi hỏi phải có độ ẩm tương đối ổn định trong đất nhưng không được ngập úng. Phương pháp phù hợp nhất là tưới nhỏ giọt để duy trì độ ẩm trong đất vừa đủ trước và sau khi gieo củ bên trong tầng mùn. Tưới nhỏ giọt với tốc độ dòng chảy chậm sẽ cấp nước từ từ, thấm đều trong lòng đất và tránh được việc tưới quá đà gây úng, lãng phí nước. Tưới đạt yêu cầu khi 30 cm lớp mùn trên cùng được duy trì độ ẩm 24h/24h.

Phân lót hữu cơ – 2 tấn/1ha. Phân xanh, phân chuồng đã qua xử lý, phân trùn quế, phân vi sinh, tro trấu và mụn dừa nghiền vụn.

Sử dụng phân NPK STAVIN:

Bón phân hiệu quả nhất kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây hoa ly

5. Chăm sóc

Trong thời kỳ sinh trưởng của lily cần duy trì độ ẩm cho đất. Đất quá khô cây sinh trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều, ánh sáng không đủ thì thân lá mềm, yếu, cây vươn dài, tỷ lệ hoa mù cao. Có thể tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. Nên tưới trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà kính. Khi cây ra hoa thì ít tưới và tránh phun lên cây dễ làm thối nụ, hoa.

?

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây hoa ly

6. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh thối gốc (Phytophthora spp.)

+ Triệu chứng: Hoa, chồi non, rễ, rễ thứ cấp xuất hiện những đốm màu xanh đậm, trong điều kiện ẩm ướt đốm lan to và biến màu đen xám, cây bị héo, lá vàng, bộ rễ bị mất màu. Cây bị nhiễm bệnh vẫn còn gốc, cuống lá dính vào thân bị thối làm cho lá bị héo. Cây bị nhiễm bệnh không cho thu hoạch nhưng vẫn có thể hồi phục vào vụ sau.

+ Phát sinh: Phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-250C, ẩm độ 90-95%. Thường xuất hiện sau khi mưa liên tục 2-3 ngày.

+ Phòng trừ: Phòng bệnh là chính, hạn chế lượng nước quá cao trong đất, không để đất ngập úng, và không để độ ẩm không khí >90%; không trồng trên vùng đất đã nhiễm bệnh; xử lý củ giống trước khi trồng.

– Biên pháp phòng trừ: Bổ sung thêm một số biện pháp

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ

+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh tránh lây lan

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl –Aluminium, Metalaxyl

– Bệnh khô lá (Botrytis ulipica):

Đây là bệnh thường gặp khi trồng Lily, đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều khi trồng lily ở ngoài trời. Bệnh này do nấm Botrytis ulipitica gây nên.

Triệu chứng: Đầu tiên là những đốm trắng trên lá, ngoài viền có màu nhạt, ở giữa vết bệnh có màu sẫm. Nếu bị nhiễm nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm thì những vết đốm này có thể liên kết lại làm cho toàn bộ lá bị gãy và thối. Nguồn bệnh lây lan qua sự tiếp xúc nước, không khí, gió.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa ly

7. Thu hoạch

Xác định thời điểm thu hoạch hoa

– Thời gian thu hoa: Cắt hoa vào buổi sáng để tránh nụ bị khô tóp lại và hạn chế việc giữ khô trong nhà lưới (không nên quá một giờ). Việc thu vào sáng sớm hay lúc trời râm mát để tránh sự thoát hơi nước của hoa. Tuyệt đối không thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh

– Độ nở hoa: Lily sau trồng 50-55 ngày thì bắt đầu có nụ và sau khoảng 2-3 tuần là có thể thu hoạch. Bởi vậy ngay khi nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu thì có thể thu hoa, nếu thu sớm hơn thì nụ sẽ không phát triển đầy đủ, hoặc thu muộn hơn (một vài nụ đã nở to ra), hoa dễ bị dập nát. Nếu trên 1 cành có 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có màu là tốt nhất.

– Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm, tốt nhất là cắt cách mặt đất 10-15cm, để lại 5-6 lá/cây. Sau khi cắt ngâm ngay cành hoa vào nước sạch để cành hoa không bị mất nước.

Xử lý sau khi cắt hoa

– Sau khi cắt hoa loại bỏ hoa đã nở, các cành hoa già, xấu, không đủ tiêu chuẩn ra một khu riêng

– Cắt tỉa bỏ những lá già, vàng, sâu bệnh ở trên cành, bỏ bớt lá dưới gốc cách vết cắt khoảng 10cm

– Tiếp theo là cắm ngay 1/3 cành hoa vào trong thùng nước sạch, sau đó đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ

Đóng gói

Trước khi tiến hành bảo quản, cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Thường dựa vào độ dài cành, độ cứng của cành, số lá và số nụ để phân cấp.

+ Nhóm I: Chiều cao thân 50-70cm

+ Nhóm II: Chiều cao thân 70- 90cm

+ Nhóm III: Chiều cao thân 90-110cm

+ Nhóm IV: Chiều cao thân 110cmvà dài hơn

Sau khi phân cấp xong thì bó lại với số lượng cành từ 5-10 cành/bó tùy theo nhu cầy của khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ