Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành tây

Hành tây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như kali, vitamin C, kẽm, chất xơ…rất tốt cho sức khỏe. Cách trồng hành tây rất dễ và ít cần chăm sóc, phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Để đảm bảo trồng hành tây tại nhà cho năng suất cao mời bà con tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành tây sau đây.

1. Làm đất

Tiến hành làm đất là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo giúp quá trình canh tác hành tây diễn ra thuận lợi. Việc làm đất cần tuân thủ những yêu cầu tiêu chuẩn là:

Đất trồng sử dụng loại tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt, ở khu vực chủ động được về vấn đề tưới tiêu, đồng thời cần xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ hay những khu công nghiệp.

Đất trồng cho cây hành tây nên được sử dụng luân canh với lúa nước nhằm hạn chế sâu bệnh.

Ưu tiên sử dụng đất thịt nhẹ, độ pH duy trì trong khoảng từ 5.5 – 6.0, đồng thời mùn tổng số khoảng 1.2 – 1.5%.

Đất cần được làm nhỏ, tơi xốp, loại bỏ hoàn toàn cỏ dại, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại từ khâu làm đất.

Tiến hành làm đất, bón lót đầy đủ để có được đất trồng tiêu chuẩn giúp cây trồng có điều kiện lớn lên khỏe mạnh nhất.

2. Thời vụ

Hành tây trồng ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng gieo hạt sớm vào thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9 và thời điểm trồng vào tháng 10. Thời vụ trồng là từ 10 – 15/10 hàng năm là hợp lý nhất. Ngoài ra, việc gieo hạt sớm vào thời điểm tháng 7 cũng có thể cân nhắc. Tuy nhiên, thời điểm này nếu gieo trồng cây hành tây không đảm bảo cho năng suất cao.

Ở khu vực các tỉnh từ Phú Yên trở vào khu vực Đông Nam Bộ thì hành tây nên trồng vào mùa khô. Thời vụ thích hợp trồng hành tây ở Đà Lạt – Lâm Đồng sẽ là từ tháng 10 – 12.

3. Cách trồng

Làm luống trồng hành tây yêu cầu có chiều rộng luống từ 90 – 100cm, chiều cao là 25 – 30cm, rãnh rộng trung bình khoảng 25 – 30cm. Đối với rãnh có độ rộng cụ thể bao nhiêu phụ thuộc chính là độ dày của tầng canh tác để có sự cân đối sao cho hợp lý nhất.

Trồng hành tây có quy định, yêu cầu riêng ở mật độ trồng cần được duy trì. Lúc đó mỗi cây sẽ có được không gian đầy đủ để phát triển tốt, lớn lên với năng suất cao nhất. Tùy thuộc vào hướng của khu đất trồng cần làm luống cùng hướng với ánh sáng mặt trời mọc để mọi hàng, mọi luống đều nhận được đầy đủ ánh sáng như nhau.

Mật độ trồng hành tây cần đảm bảo cây cách cây từ 13 – 137cm, hàng cách hàng khoảng 20 – 25cm là hợp lý nhất. Đây là loài ưa sáng nên mật độ cần cân đối với cường độ ánh sáng. Với cường độ ánh sàng mạnh nên trồng dày lại và ngược lại.

4. Bón phân

– Lượng phân: Tùy vào chân đất và mức độ thâm canh, mỗi sào bón khoảng 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục hoặc có thể thay thế bằng phân bón NPK STAVIN

Trong quá trình chăm sóc hành , không nên tưới trực tiếp phân vào khóm hành vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cây, tốt nhất nên tưới phân vào giữa các hàng.

Cần tránh tuyệt đối việc té nước lên lá hành, thân hành, đặc biệt là vào lúc trời nắng gắt để tránh làm cây bị tổn thương. Sử dụng phương pháp tưới ngấm rãnh tưới cho hành để hạn chế nguy cơ bị nấm bệnh. Riêng những ngày có sương muối cần dùng bình bơm phun nước rửa sương vào buổi sáng sớm.

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho cây hành tây

5. Chăm sóc

Chăm sóc hành tây cần chú ý tuân thủ đầy đủ, đúng cách mới tạo điều kiện cho chúng lớn lên khỏe mạnh, cho củ kích thước lớn, đạt chuẩn để thu về khoản lợi nhuận tốt nhất. Trong đó những yêu cầu trong chăm sóc cây hành tây sau khi trồng chính là:

Tiến hành xới vun đầy đủ khoảng 2 – 3 lần tùy thuộc vào tính chất của đất. Sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày cần xới sâu và rộng khắp trên mặt luống.

Duy trì việc giữ độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước đều đặn hàng ngày cho tới khi cây hồi xanh. Trong thời gian đầu sử dụng thùng o doa để tưới cho tới khi hồi xanh. Ở thời điểm sau khi trồng 30 ngày việc tưới nước sẽ tiến hành trên rãnh với tần suất từ 7 – 10 lần/ ngày.

Đất đã nhấm nước đều cần chú ý tới việc tưới tiêu, đảm bảo thoát nước kịp thời để tránh tình trạng ngập úng có thể gây ra thối củ.

Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch cần ngừng tưới nước để đảm bảo độ khô cạn cần thiết.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Việc phòng trừ sâu bệnh là yêu cầu bắt buộc khi trồng bất kì loại cây trồng nào. Khi trồng hành tây cần chú ý kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để biết được tình trạng phát triển của ruộng trồng, dễ dàng phát hiện những bất thường do sâu bệnh hại gây ra để xử lý nhanh chóng.

Hành tây là loại cây ít bị sâu hại, bệnh thường gặp nhất là cháy lá, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Áp dụng biện pháp phòng từ như bón phân phối hợp NPK, hay vệ sinh đồng ruộng, bón phân đúng giai đoạn, tưới tiêu hợp lý là điều quan trọng. Chỉ khi tình trạng bệnh thực sự nghiêm trọng mới cân nhắc dùng thuốc hóa học.

Bệnh sương mai: Thường xuất hiện trong thời điểm nhiệt độ xuống dưới 20 độ C, hay độ ẩm không khí cao trên 90%.
Bệnh thối củ: Xuất hiện do vi khuẩn hoặc ác loài nấm Botrytis gây hại từ khi cây bắt đầu hình thành củ cho tới khi thu hoạch và bảo quản. Chú ý xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng phân bón hợp lý, không bón quá nhiều đạm, hay sử dụng thuốc hóa học nếu tình trạng trầm trọng.

7. Thu hoạch

Lúc lá hành chuyển màu vàng là có thể thu hoạch. Chỉ nên thu hoạch vào ngày khô ráo. Nhổ củ, giũ sạch đất và xếp vào sọt, thúng vận chuyển nhẹ nhàng về nơi bảo quản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ