Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đỗ tương (đậu nành)

Đỗ tương hay còn gọi là đậu tương, đậu nành, được dùng để làm thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Hạt đậu tương là một loại hạt rất giầu chất dinh dưỡng đỗ tương còn có giá trị phòng chống bệnh tật. Các sản phẩm chế biến từ đậu tương có thể là bột đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ,nước tương hay ép lấy dầu đậu nành… Đây là cây trồng cạn ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo đất tốt.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương nhé!

1. Làm đất

Đối với đất trồng đậu nành ở bãi ven sông, chuyên trồng màu chúng ta áp dụng kỹ thuật trồng trên nền đất khô. Tiến hành cày bữa, lên luống hoặc thực hiện san thành mặt phẳng, rạch hàng đầy đủ để gieo hạt giống. Song song với đó việc làm cỏ, xử lý đất trước khi gieo trồng là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo.

Đối với đất thường dùng cho cây trồng cạn cần thực hiện lên luống chiều rộng tiêu chuẩn là 80cm, chiều cao là 20 – 25cm, rạch thành 2 hàng. Yêu cầu với ruộng trồng này cần tiến hành làm rãnh thoát nước với chiều rộng đạt 30 – 35cm. Trường hợp đất trồng có khả năng thoát nước tốt thì làm luống chiều rộng khoảng 1.2m trồng 3 hàng là giải pháp để nâng cao số lượng cây trồng hiệu quả.

Đối với đất trồng sau lúa mùa không làm đất, tiến hành gieo hạt trực tiếp vào gốc rạ theo đúng hàng lúa đã trồng trước đó. Đảm bảo 2 hàng lúa gieo 1 hàng đậu tương là thích hợp. Đảm bảo ruộng thoát nước tốt, cần tiến hành tạo rãnh thoát nước với băng rộng tiêu chuẩn là 2 – 3m.

Đối với đất dốc khi sử dụng để trồng đậu tương cần thiết kế thành băng với khả năng chống xói mòn tốt. Thực hiện việc lên luống tạo rãnh thoát nước khi thời tiết mưa to, kéo dài. Yêu cầu mặt luống chiều rộng tiêu chuẩn là 1 – 1.2m, chiều cao khoảng 15 – 20cm, rãnh rộng khoảng 25 – 30cm.

2. Thời vụ

Thời vụ trồng đậu tương ở miền Bắc được chia ra làm 3 vụ chính là: Đông xuân, xuân hè và hè thu do đặc điểm phân bố 4 mùa của khu vực này:

Vụ đông xuân: Bà con gieo giống từ tháng 11-12 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch.

Vụ xuân hè: Gieo giống trong khoảng tháng 2 -3 dương lịch và thu hoạch vào tháng 5-6 dương lịch.

Vụ hè thu: Gieo giống trong khoảng tháng 4-5 dương dịch và thu hoạch vào tháng 7-8 dương lịch.

Trong miền Nam, bà con có thể trồng đậu tương vào bất kì thời điểm nào trong năm, miễn là cung cấp đủ nước tưới cho giống cây trồng này.

3. Cách trồng

Trước khi gieo, nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 3 – 4 tiếng.

Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm.

Gieo hạt cách xa phân bón lót 2 – 3cm , nếu để hạt tiếp xúc với – phân, mầm sẽ bị chết.

Nên gieo thêm 1m2 ở đầu bò để dặm sau 5 – 7 ngày khi gieo (khi cây con chưa có lá nhám) vào các chỗ khuyết mật độ.

Lấp hạt: Dùng hỗn hợp gồm phân chuồng ủ hoai mục, lân trộn thêm trấu theo tỷ lệ 3 đất, 2 phân, trấu để lấp hạt với độ sâu 1-2cm .

Có 3 phương pháp gieo trồng như sau:

Phương pháp gieo vãi:

+ Sau thu hoạch, tạo rãnh thoát nước, đối với ruộng phẳng, cày một đường dọc ruộng tạo rãnh; còn đối với ruộng không phẳng, 2m cày đường tạo rãnh thoát nước.

+ Phân lượng giống tương ứng 3 kg/sào để gieo đều. Độ ẩm ruộng gieo vãi đảm bảo đứng còn lún chân, gieo đến đâu dùng công nông gắn bánh lồng chạy đè đậu ngay trong ngày, không để qua ngày.

Phương pháp tra rạch:

+ Gặt sát gốc rạ, sau đó tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rảnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống).

+ Sau đó, dừng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2 – 3cm, cốc rạch

cách nhau 30 – 35cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3 – 5cm.

Phương pháp tra gốc rạ:

+ Thu hoạch lúa xong, tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi.

+ Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1 – 2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm.

4. Bón phân

Bón phân cho cây đậu tương không quá phức tạp, dễ dàng áp dụng để chăm sóc cây trồng thuận lợi và hiệu quả. Thông thường thì bón phân cho cây đậu tương chúng ta áp dụng đủ việc bón lót và bón thúc.

Bón lót là công đoạn được thực hiện vào thời điểm làm đất, trước khi gieo trồng cây đậu tương. Thực hiện bón lót trực tiếp lên đất trồng, tiến hành phơi ải tối thiểu 2 tuần trước khi bắt đầu gieo hạt.

Thường thì đối với trồng cây đậu nành việc bón thúc được thực hiện khoảng 2 lần là hợp lý. Sử dụng loại phân bón thích hợp, liều lượng phải chăng giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cây trồng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây đậu tương

5. Chăm sóc

Chăm sóc cây đậu tương khá đơn giản, bà con nông dân dễ dàng áp dụng để quá trình canh tác giống cây ngắn ngày này được thực hiện hiệu quả, đem lại năng suất cao như mong muốn. Trong đó yêu cầu chăm sóc cho cây đậu tương cần đảm bảo chính là:

Xới xáo: Cần thực hiện cho đất khô, đất sau gặt lúa gieo hạt theo hàng gốc rạ. Việc xới xáo cần tiến hành lần đầu khi cây có từ 2 – 3 lá thật bằng cách xới nhẹ gốc, tỉa định hình cần. Ở lần thứ hai khi thực hiện là lúc cây có từ 5 – 6 lá thật, thực hiện việc xới vun cao sát gốc.

Tỉa dặm: Thời điểm cây đậu tương có 1 – 2 lá thật chúng ta kiểm tra, thực hiện việc tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, còi cọc. Thông thường chỉ để lại từ 1- 2 cây khỏe ở mỗi khóm. Song song với đó là trồng dặm vào vị trí những cây bị chết.

Tưới nước: Đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất khoảng 65 – 70% là hợp lý. Duy trì việc tưới nước đều đặn, định kì khi cây có 2 – 4 lá thật, khi cây ra hoa, hình thành quả và khi cho thu hoạch. Việc tưới nước chúng ta thực hiện bằng cách tưới rãnh ngập 2/3 luống để đảm bảo mỗi luống ngấm đều.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây đậu tương

6. Phòng trừ sâu bệnh

Để đạt năng suất cao trong trồng đậu tương, bà con cần kết hợp kỹ thuật trồng đúng cách với biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Khi bón phân thúc, cần kết hợp xới xáo cỏ nhằm tạo độ thoáng khí và giúp vi khuẩn nốt sần hoạt động tốt để đậu tương phân cành sớm. Trong trường hợp trời có mưa rào, sau mưa cần xáo phá váng ngay để tọa môi trường thuận lợi cho bộ rễ phát triển.

Giai đoạn cây con phát triển đến khi phân cành, cần theo dõi sự xuất hiện của các loại sâu bệnh như: Sâu xám, bệnh lở cổ rex, dòi đục thân… Ngoài ra, bà con cũng cần theo dõi và phòng trừ các bệnh sậu hại khác như bệnh lở lá, nấm mốc, vi khuẩn và sâu nhện. Sử dụng các phương pháp phòng trừ và điều trị phù hợp, bao gồm việc chọn giống cây kháng bệnh, kiểm soát môi trường trồng, tuân thủ quy trình vệ sinh cây trồng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu tương

7. Thu hoạch

Cần phân biệt hai giai đoạn chín của đậu tương để lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý:

Thời kỳ chín sinh lý: Khi đậu có 50% số lá trên cây đã chuyển sang màu vàng.

Thời kỳ chín hoàn toàn: Khi hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số quả trên cây chuyển sang màu nâu xám. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm, tốn nhiều công phơi, hạt chưa thật già, không đủ chất lượng khi bảo quản. Nếu thu hoạch muộn, một số quả quá già sẽ bị tách, làm giảm năng suất, gặp thời tiết nắng gắt, dinh dưỡng hạt đậu bị giảm.

Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô, đập lấy hạt.

Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1 2 ngày.

Loại bỏ rác, tạp chất, hạt xanh non, hạt nhỏ, phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12% thì đưa vào bảo quản.

Lưu ý: Không được phơi quá nắng, hạt cắn giòn.

Đậu tương khi chín vẫn còn rất nhiều lá trên cây. Nếu cứ để cả lá thu hoạch sẽ tốn thêm nhiều công lao động cho các khâu cắt cây, bốc vác, phơi khô, ra hạt và làm sạch hạt. Nếu thu hoạch vào mùa mưa còn khó khăn hơn nhiều do lá đậu tương hấp thụ nước, làm cho quá trình phơi khô kéo dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Bởi vậy, làm rụng lá đậu tương trước khi thu hoạch không chỉ đem lại lợi ích giảm chi
phí công lao động mà còn có tác dụng để lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ