Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối tiêu

Cây chuối trước đây thường chỉ được người dân trồng nhằm tận dụng những diện tích đất trống để phục vụ sinh hoạt trong gia đình, hay làm thức ăn cho gia súc, nên chưa được đầu tư chăm sóc. Vài năm trở lại đây, từ một số mô hình trồng chuối hàng hóa, có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã cho thấy tiềm năng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đối với loại cây này.

Vậy làm như thế nào để trồng cây chuối đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, NPK STAVIN sẽ chia sẻ quy trình trồng và chăm sóc cây chuối tiêu cho mọi người.

1 – Chọn đất

– Chuối là cây trồng ít kén đất, có thể sống trong điều kiện pH= 4,5 – 8, tuy nhiên độ pH của đất tốt nhất có tiêu chuẩn đạt trong khoảng từ 5 – 7.

– Cây chuối thích hợp trồng trên đất phù sa tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và phải thoát nước tốt.

– Đất trồng chuối cần phải có lớp đất mặt dày ít nhất là 0,7 m để bộ rễ phát triển tốt nhất.

– Tùy theo địa hình cao thấp mà có thể lên liếp hoặc không. Chuối trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có bề ngang mặt liếp khoảng 5m. Nếu trồng 3 hàng xen kẽ thì mặt liếp rộng khoảng 7m.

Đất trồng chuối

2 – Thời vụ trồng

Cây chuối không yêu cầu nghiêm ngặt về thời vụ, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa (vùng Đồng bằng Bắc bộ trồng từ tháng 9 – 11, các vùng khác từ tháng 6 – 8). Ở thời điểm này, cây con sinh trưởng thuận lợi và có tỷ lệ sống cao.

3 – Khoảng cách và mật độ trồng

Trong quy trình trồng chuối chuẩn nhất mật độ trồng thay đổi tùy theo khí hậu và đất đai, hoặc tùy theo số lượng con chuối cần chừa lại ở mỗi bụi mà quyết định khoảng cách trồng. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất cần xét đến vẫn là hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế tùy thuộc vào năng suất, yêu cầu về độ lớn buồng và chiều dài quả. Mật độ trồng dày có thể làm tăng năng suất nhưng lại làm giảm khối lượng buồng và độ lớn quả. Đối với tiêu thụ trong nước và chợ địa phương thì điều đó không phải là vấn đề trầm trọng. Tuy nhiên, để xuất khẩu thì tỷ lệ quả đạt kích thước lớn càng cao thì càng mang lại nhiều lợi nhuận.

– Mật độ trồng dày sẽ kéo dài thời gian cây chuối trổ buồng và làm chậm thời gian buồng chuối đẫy quả. Trồng quá dày còn làm cho buồng chuối rất khác biệt về kích thước buồng do cạnh tranh về ánh sáng và các nguồn cung cấp khác. Sự không đồng nhất về kích thước buồng tất yếu dẫn đến giá thành sản xuất tăng do phải tăng chi phí phun thuốc. bao buồng và thu hoạch… Hơn nữa, trồng quá dày còn làm giảm tỷ lệ quả tròn căng và thời gian bảo quản quả.

– Trồng dày còn làm chậm sự phát triển của chồi bên. Ở những mật độ trồng cao rất khó lựa chọn những chồi bên ở những vị trí thích hợp cho vụ sau. Chồi bên của vụ trước phát triển không đồng đều dẫn đến vụ sau trổ buồng không tập trung.

Khoảng cách trồng lý tưởng nhất giữa các hàng thường khoảng 2,0 – 2,5m và khoảng cách giữa các cây trung bình khoảng 2m.

Khoảng cách:

Đào hố sâu 40 – 50 cm và rộng 40 – 50 cm, bón lót cho mỗi hố 10 – 15 kg phân hữu cơ (phân gia súc, gia cầm nên được ủ hoai mục mới đem sử dụng). Trộn phân với đất cho vào khoảng nửa hố, tháo bỏ bầu nylon, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu ngang bằng mặt đất, lấp đất vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới đẫm..

4 – Chăm sóc cây chuối tiêu

Tưới nước

Chuối yêu cầu nước rất cao nên phải thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng bằng cách tưới ngập vào rãnh hoặc thiết kế hệ thống tưới với ống dẫn có đục lỗ trực tiếp đưa nước vào từng gốc cây và liên tục kiểm tra đồng ruộng.

Tưới nước cho cây chuối

Bón phân

Lưu ý:

Tùy theo điều kiện thời tiết, chất đất và giống mà lượng phân bón có thể thay đổi tăng hoặc giảm để phù hợp với thực tế canh tác.

– Được bón phân và chăm sóc cẩn thận cây chuối tiêu sẽ có khả năng chống chịu cao với sâu, bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận (hạn chế bệnh thối rễ, chết héo rũ), thân cây mập, lá dầy, to bản, xanh màu tự nhiên, hoa đều và đồng loạt, buồng dài, quả to, chắc, ngọt thơm, mẫu mã đẹp, từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sau khi trồng khoảng 30 ngày, nếu thấy cây chết hay phát triển kém thì phải trồng dặm bằng những cây giống có chiều cao thân 20 – 30 cm.

Tỉa cây con:

Khi cây bắt đầu đẻ cây con tiến hành tỉa con (có thể dùng để trồng tiếp hoặc bỏ đi).

Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh.

Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ nên có 2 – 3 cây đang phát triển (1 cây mẹ, 1 – 2 cây con)

Cụ thể: Bẻ bắp chuối: Sau khi chuối trổ hàng hoa cuối cùng, để trổ tiếp 2 hàng hoa đực nữa thì cắt bỏ bắp. Cắt xa nải chuối 20 – 30 cm tránh vết cắt có thể bị thối, ảnh hưởng đến nải chuối.

Tỉa cây con

Sau khi trồng khoảng 30 ngày, nếu thấy cây chết hay phát triển kém thì phải trồng dặm bằng những cây giống có chiều cao thân 20 – 30 cm.

Tỉa cây con:

Khi cây bắt đầu đẻ cây con tiến hành tỉa con (có thể dùng để trồng tiếp hoặc bỏ đi).

Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh.

Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ nên có 2 – 3 cây đang phát triển (1 cây mẹ, 1 – 2 cây con).

Cụ thể: Bẻ bắp chuối: Sau khi chuối trổ hàng hoa cuối cùng, để trổ tiếp 2 hàng hoa đực nữa thì cắt bỏ bắp. Cắt xa nải chuối 20 – 30 cm tránh vết cắt có thể bị thối, ảnh hưởng đến nải chuối.

Bẻ bắp chuối

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu đục thân chuối: Cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn.

Sâu hại lá chuối: Bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá… gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ.

Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.

Bệnh hại chuối

5 – Thu hoạch

Từ trồng đến chuối trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái.
Chúc bà con thành công!

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ