Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối tây

Chuối tây trồng tại Việt Nam được đánh giá là một mặt hàng xuất khẩu có chất lượng tốt, có thể xuất sang nhiều thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản.

Chuối tây không kén đất, dễ trồng, dễ chăm sóc, lại cho quả to, đều, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Quả chuối tây có giá trị dinh dưỡng cao. Chuối còn được sử dụng để chữa bệnh thiếu máu, huyết áp, táo bón, loét dạ dày… nên được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối tây nhé!

1. Làm đất

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng chuối, cần phải cày bừa đất 2 – 3 lần với độ sâu 0.5m. Mật độ trồng chuối thích hợp là 3000 cây/ha. Nếu mật trồng cây dày sẽ làm chậm thời gian buồng chuối ra quả, kích thước buồng chuối nhỏ do phải cạnh tranh ánh sáng, làm chậm sự phát triển của chồi bên, tăng tỷ lệ bệnh cho cây.

Khoảng cách hay mật độ trồng chuối thường phụ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất, khí hậu và lượng nước. Vì thế, bà con cần quyết định mật độ trồng chuối thích hợp với điều kiện thực tế đất trồng. Khoảng cách trồng phù hợp là 2.0m x 2.0m.

2. Thời vụ

Để chuối tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bà con cần trồng vào đúng thời vụ của cây. Tuy cây chuối tây có thể trồng vào nhiều thời điểm trong năm nhưng thời điểm thích hợp nhất để chuối sinh trưởng và phát triển là vào các tháng sau:

– Vụ xuân trồng vào tháng 2,3,4

– Vụ hè thu trồng vào tháng 8,9

Cách trồng chuối tây

3. Cách trồng

Trồng chuối tây thì kích thước hố cần đào là 40x40x40 (cm). Nếu gặp đất cằn, xấu thì chúng ta cần đào hố sâu hơn. Lấy một phần đất mặt trộn với phân chuồng ủ hoai mục cùng với phân NPK STAVIN bón lót xuống hố đất trước 15 ngày.

Trồng chuối tây thì đặt cây con vào giữa hố, đặt thẳng, ngay ngắn để tránh cây mọc nghiêng. Lất đất trên mặt lấp kín gốc, dùng chân nén chặt đất xung quanh để tránh làm đổ cây đứt rễ non, đồng thời giúp cây nhanh bén rễ.

4. Bón phân

Để phát triển và sinh trưởng tốt, cây chuối cây đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao.

Nếu đất quá chua bà con cần điều chỉnh lại cách bón để cải tạo đất. Đặc biệt, để kích thích ra quả thì chuối tây đòi hỏi một lượng kali lớn.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây chuối tây

5. Chăm sóc

– Tưới nước: Để chuối tây cho năng suất cao thì cần phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Khi cây trồng được 8 tháng bắt đầu ra hoa cần phải chú ý cung cấp đủ lượng nước cho cây. Mỗi trận mưa to xong cần xới váng để thoát nước cho đất.

– Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn: Chuối tây ngoài 6 tháng cho ra nhiều chồi non, cần cắt tỉa bớt chồi để lại 2 – 3 chồi non để khống chế mật độ vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và cây con. Cắt tỉa thường xuyên những lá già, lá sâu bệnh, làm sạch cỏ. Khi cây ra hoa nên tỉa bỏ hoa đực và sử dụng túi bao buồng chuối lại để ngăn chặn côn trùng trích làm hỏng quả và tránh ánh nắng gay gắt làm nám quả.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây chuối tây

6. Phòng trừ sâu bệnh

Một số loại sâu bệnh điển hình như: Sùng đục củ, sâu cuốn lá, tuyến trùng; bệnh đốm lá, bệnh héo rủ Parama, bệnh chùn đọt,…

– Phòng trừ sâu, bệnh hại cây chuối bằng biện pháp tổng hợp sau:

+ Biện pháp canh tác: Làm cỏ, bón phân cân đối, hợp lý.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo duy trì thiên địch có ích, cân bằng sinh thái.

+ Biện pháp hoá học: Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi cây mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn trên nhãn.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối tây

7. Thu hoạch

Từ trồng đến chuối trổ khoảng 6 – 10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60 – 90 ngày tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ