Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm

Mỗi loại cây khác nhau khi trồng có những yêu cầu, có những kỹ thuật riêng cần được đảm bảo. Tuân thủ đúng quy trình, đúng kỹ thuật giúp trồng, chăm sóc tốt để mỗi loại cây có thể phát triển toàn diện, phát triển nhanh chóng. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chôm chôm giúp mỗi người có thêm kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng cho quá trình trồng trọt của bản thân.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm nhé!

1. Làm đất và đào hố trồng

Yêu cầu về khoảng cách

Duy trì khoảng cách thích hợp đảm bảo giúp chôm chôm có không gian để phát triển, cũng được cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết. Trong đó thường thì khoảng cách tiêu chuẩn là 10 x 10m. Bên cạnh đó, đối với đất có độ phì thấp thì khoảng cách có thể là 8 x 8m hoặc 9 x 9m.

Yêu cầu về hố trồng

Chuẩn bị hố trồng đạt tiêu chuẩn giúp quá trình trồng chôm chôm được thực hiện tốt. Trong đó, những yêu cầu cơ bản cần được tuân thủ khi chuẩn bị hố trồng chính là:

Kích thước tiêu chuẩn của hố trồng chôm chôm là 50 x 50 x 50cm.

Khi tiến hành đào hố cần chú ý để riêng đất trên mặt ở một vị trí cụ thể.

2. Thời vụ

Tùy điều kiện môi trường ở những vùng khác nhau sẽ có thời vụ trồng khác nhau:

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: trồng chôm chôm vào mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.

Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: trồng chôm chôm từ tháng 6 – 7 dương lịch.

Vùng Duyên Hải Nam trung bộ: trồng chôm chôm từ tháng 8 – 9 dương lịch.

3. Bón phân

Trong năm đầu sau khi trồng cứ 1 tháng bón phân 1 lần hoặc có thể theo các đợt lá vừa già thì bắt đầu bón cho mỗi gốc 20-50 g NPK 15:15:15. Dùng que rạch một vòng tròn xung quanh gốc, cách gốc khoảng 20-30 cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên.

Lượng phân bón được tăng dần theo các năm tùy thuộc vào tình trạng của cây

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây chôm chôm

4. Chăm sóc

Tưới nước

Việc tưới nước cho cây chôm chôm cần chú ý thực hiện ngay sau khi trồng cây. Thường thì thời điểm lý tưởng để trồng loại cây này là đầu mùa mưa. Việc tưới nước thường xuyên không cần thực hiện hạn chế hao tốn thời gian và công sức trở nên dễ dàng.

Đối với những cây trồng trong mùa khô cần tiến hành tưới thường xuyên, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nguy cơ ngập úng, tình trạng đóng váng có khả năng xảy ra. Đồng thời, việc tưới nước quá nhiều còn khiến rễ bị thoái hóa. Cân đối thời gian, liều lượng nước cần tưới là điều mà mỗi người nên chú ý.

Cắt tỉa cành

Tùy từng thời điểm, từng giai đoạn mà việc cắt tỉa cành cho chôm chôm có những lưu ý, những yêu cầu riêng. Trong đó, những kỹ thuật cơ bản cần được tuân thủ cho tỉa cành là:

Sau khi trồng nên tiến hành cắt ngọn ở độ cao khoảng 60 – 70cm để việc mọc ra cành mới từ gốc và thân được dễ dàng. Nó đảm bảo chúng ta sẽ có được những cảnh khỏe mạnh, mập mạp phát triển.

Yêu cầu đối với cành của cây chôm chôm cần có từ 4 – 5 cành mọc đều quanh thân, trong đó cành thấp nhất cần ở vị trí cách gốc từ 70cm trở lên.

Khi các cành để lại đã mọc dài thì lúc này chú ý cắt ngọn, chỉ để lại chiều dài từ 30 – 40cm được tính từ vị trí chạc lên.

Thực hiện tỉa cành cho chôm chôm cần được thực hiện đều đặn, thường xuyên trong 18 tháng đầu tiên sau khi trồng. Sau đó việc cắt tỉa gần như không cần thực hiện, chúng ta chỉ làm công việc này khi trên cây xuất hiện những cành sâu bệnh, mọc chồng chéo, hay bị cong queo mà thôi.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm

5. Phòng trừ sâu bệnh

Chăm sóc cây chôm chôm có nhiều kiến thức chuyên môn đòi hỏi chúng ta phải nằm bắt chi tiết, đầy đủ và chuẩn xác. Chính việc có thể chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó thì chú ý trừ sâu bệnh hại thường xuyên, đúng cách là điều cần được tuân thủ. Chú ý tới phòng trừ sâu bệnh hại giúp chôm chôm phát triển tốt.

Bệnh đốm mốc

Nguyên nhân của bệnh đốm mốc cây chôm chôm thường xuất hiện do một loại nấm có tên Meliola commixta gây ra. Lúc này, chúng ta sử dụng thuốc gốc đồng, hoặc phun bột lưu huỳnh với nồng độ tiêu chuẩn là 20g/bình 8 lít sẽ giúp vấn đề của cây sớm được loại bỏ.

Bệnh đốm bồ hóng

Bệnh đốm bồ hóng thường xuất hiện ở mặt dưới của lá chôm chôm. Đặc điểm nhận dáng là vết đốm có hình tròn, viền không đều kích thước từ khoảng 1 – 3cm và có màu đen. Bề mặt đốm trên lá thường sẽ hơi sần sùi do có bồ hóng phát triển ở trên đó. Một lá có thể sẽ có nhiều đốm bồ hóng song nó sẽ phát triển không đều nhau.

Đối với loại bệnh này thì việc xử lý chúng ta cần dùng thuốc gốc đồng, hoặc bột lưu huỳnh có nồng độ là 20g/bình 8 lít để xử lý hoàn toàn.

Bệnh rệp sáp

Ấu trúng rệp sáp nhỏ với kích thước chỉ 1mm có màu hồng, có chân với khả năng di chuyển dễ dàng. Rệp sáp khi đã trưởng thành sẽ không di chyển, cơ thể bên ngoài sẽ được bao bọc bởi một lớp sáp có màu trắng. Những cây chôm chôm bị rệp sáp sẽ khiến trái phát triển kém, râu trái chôm chôm ngắn ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm đáng kể. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng tiết ra chất mật đường tạo cơ hội cho nấm bồ hóng xuất hiện và phát triển.

Đối với bệnh rệp sáp ở cây chôm chôm thì thu hái trái hư hỏng nặng là việc bắt buộc phải làm. Bên cạnh đó, chúng ta dùng một số loại thuốc diệt rệp sáp khác để sử dụng.

Bệnh phấn trắng

Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng khi xuất hiện thường do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia gây nên. Nó tác động lên hoa, trái ở những nơi có đốm phấn màu trắng xám hoặc màu đen. Nấm sẽ tấn công lên các trái non, thậm chí là các trái đã lớn với lớp phấn trắng bao phủ, sau đó phần chóp gai của trái sẽ dần chuyển sang màu đen, lan dần lên cả trái.

Đối với bệnh phấn trắng khi xuất hiện khiến trái kém phát triển, cơm nhỏ hoặc bị lép. Bởi thế, việc điều trị ngay khi vấn đề xuất hiện vô cùng quan trọng. Sử dụng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc các loại thuốc khác theo đúng nồng độ mà nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện sớm.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây chôm chôm

6. Thu hoạch

Tùy vào từng giống mà bà con có thời điểm thu hoạch thích hợp thường từ khi chôm chôm ra hoa đến khi thu hoạch là khoảng 3,5 – 4 tháng. Bà con thu hoạch những có màu vàng, đỏ sậm…

Bà con không nên thu hoạch hết một lần mà bà con nên chia thành nhiều đợt thu hoạch đển trái có sự đồng đều, mẫu mã đẹp và tránh côn trùng sâu hại tấn công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ