Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chay

Nước ta là một nước nhiệt đới được thiên nhiên ưu ái cho nhiều loại trái cây đặc hữu. Một trong số hiếm hoi loại quả chỉ trồng được ở Việt Nam đó chính là quả chay. Với nhiều người cái tên này còn khá lạ lẫm nhưng với nhiều người nông dân loại quả này đã quá quen thuộc thường dung để nấu ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chay nhé!

1. Làm đất

Việc đầu tiên khi trồng cây chay là chuẩn bị đất thật chu đáo và đào hố trồng đúng kích thước. Đất trồng cây chay nên là loại đất feralit hoặc đất sung tích có tầng đất sâu và dày đồng thời cần phải thoát nước tốt.

Hố trồng cây nên được đào trước đó 1 tháng. Kích thước hố tối thiểu là 40x40x40cm và khoảng cách giữa các hố với nhau khoảng từ 7m trở lên. Sau khi đào xong bạn bón lót cho mỗi hố một lượng phân bón NPK cộng với phân Lân và vôi bột khử trùng. Trộn với đất và ủ trong 1 tháng trước khi đem cây ra trồng.

2. Thời vụ

Cây chay là loại cây trồng nhiệt đới, chính vì thế nếu có thể chủ động được nước tưới thì có thể trồng chay cả năm được. Nhưng phù hợp nhất vẫn có thể trồng vào mùa mưa, cây chủ động hấp thu được nước nhanh bén rễ và đỡ được công chăm sóc.

3. Cách trồng

Phương pháp gieo hạt Cây chay giống sẽ tốn kha khá thời gian và công sức, tỉ lệ cây sống sót không cao, cây cho năng suất thấp. Vì thế hiện nay chủ yếu người ta thường trồng bằng cây giống chay, sau khi dã chọn mua được giống chay đạt tiêu chuẩn để trồng ta tiến hành chuẩn bị hố và đất trồng.

– Chuẩn bị hố trồng: Tùy thuộc vào kích thước bầu cây cũng như diện tích đất trồng để đào hố phù hợp với mật độ và khoảng cách trồng. Hố trồng thích hợp để trồng thường là 40x40x40cm, đào hố để đất trong hố sang một bên.

Sau đó tiến hành xử lý đất, bạn có thể trộn một ít phân bón gồm phân NPK và phân lân, phân chuồng ủ hoai mục, trộn đều và lấp vào trong đất để ủ trước khi trồng một tháng đồng thời giúp loại bỏ mầm bệnh có trong đất, bổ sung dinh dưỡng cho đất. Bón thêm vôi bột nếu đất có tình trạng bị chua.

Khi trồng cây chay giống cần cẩn thận rạch túi nilon bọc bầu đất, đặt giống cây chay vào hố đã chuẩn bị trước đó, sau đó lấp đất, nén chặt để giữ cây đứng chắc. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước cấp ẩm ngay cho cây trồng.

4. Bón phân

Phân được bón chủ yếu của loại cây này là phân chuồng, nhưng nếu thấy cây có dấu hiệu vàng lá và khô ngọn thì bổ sung gấp NPK STVIN để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây.

5. Chăm sóc

– Cây chay có thể trồng các nơi thoáng, có diện rộng để bộ tán cây phát triển.

– Khi trồng bạn có thể trồng vào khí hậu mát mẻ hoặc trồng vào buổi sáng sớm hay chiều mát, như vậy cây đỡ bị héo sau khi tiến hành trồng.

– Khi trồng bóc túi nilon ra và đặt bầu đất vào chính giữa hố. Chỉnh hướng đứng thẳng và lấp đất đều xung quanh gốc cây. Sử dụng tay lèn chặt và có thể cắm thêm cọc để giữ hướng đứng thẳng. Sau khi trồng xong tưới nước ngay cho cây để có thể cung cấp ẩm độ và dưỡng ẩm trong toàn bộ quá trình đầu mới trồng.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây chay cho ra sai trĩu quả

6. Phòng trừ sâu bệnh

– Cây chay được biết đến như là tương đối khỏe khoắn nên ít bị sâu hại gây bệnh. Các dạng bệnh hại cây tiêu biểu là sâu đục quả và bệnh thối rễ. Cần chăm sóc liên tục để giúp phát hiện kịp lúc các biểu hiện bị nhiễm bệnh từ đấy có giải pháp xử lý kịp lúc.

– Nếu bị sâu hại bạn có thể xịt một số thuốc thuốc bảo vệ thực vật theo liều lượng đã quy định. Nếu mà cây có dấu hiệu thối rễ cần xới xáo đất trước đó để nước không bị ngập úng gây thối rễ.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây chay

7. Thu hoạch

Mùa thu hoạch quả chay thường diễn ra vào thang 5 – 8 .

Bên cạnh việc thu hoạch quả, gỗ chay cũng được xếp vào nhóm nhẹ và quý, các bộ phận như cành lá cũng có thể được sử dụng để làm dược liệu.

Thân và rễ có thể dùng để nhai trầu , phần quả tươi dùng để tạo độ chua khi nấu canh hoặc chữa trị các loại bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ