Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bắp cải

Bắp cải hay cải bắp là loại rau có nhiều lớp lá dày cuộn quanh cuống. Tùy vào từng loại bắp cải khác nhau mà lá của nó sẽ cuộn chặt hoặc rời nhau, lá nhẵn, phẳng hoặc có nhiều nếp gấp và hơi cong. Lớp lá ngoài của bắp cải thường có màu xanh lá đậm hơn những lá ở bên trong.

Vậy làm như thế nào để trồng cây bắp cải đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, NPK STAVIN sẽ chia sẻ quy trình trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bắp cải cho mọi người.

1 – Chọn đất

Đất phù hợp cho cải bắp là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 6,0 – 6,5. Nên làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật rồi mới lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1,1 – 1,2m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Đất trồng bắp cải

2 – Thời vụ trồng

– Vụ sớm: Bắt đầu gieo vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Tiến hành trồng vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Thời điểm tháng 11 đến tháng 12 là thu hoạch được.

– Vụ chính: Gieo vào tháng 9 đến tháng 10, giữa tháng 10 đến tháng 11 là bắt đầu trồng. Đến tháng 1 – 2 năm sau là thu hoạch được.

– Vụ muộn: Bắt đầu gieo vào giữa tháng 11 và trồng vào giữa tháng 12. Đến tháng 2, tháng 3 năm sau thì tiến hành thu hoạch.

3 – Khoảng cách và mật độ trồng

Làm đất kỹ, bón lót 50-70kg phân bón NPK STAVIN. Lên luống rộng 80-100 cm, cao 25-30 cm.

– Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2 cm. Hạt giống trước khi gieo phải ngâm vào nước ấm 50oC trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ. Lượng hạt gieo 1,5-2,0 g/m2. Gieo xong phủ lên một lớp rạ dày 1-2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần.

– Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3-4 cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân bón NPK STAVIN pha loãng tưới.

– Tiêu chuẩn cây giống tốt: Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh và dập nát. Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 6-7 lá thật thì nhổ trồng.

+ Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất.

+ Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây.

Khoảng cách trồng cây

4 – Chăm sóc cây bắp cải

Tưới nước

– Tuyệt đối không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù sa sông lớn để tưới.

– Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần.

– Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.

– Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránh ngập úng.

Bón phân

Bón lót cho cây bưởi

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây bắp cải

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu tơ (Plutella xylostella)

– Đặc điểm gây hại: Là sâu gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây hại liên tục quanh năm, Bướm đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng suất và chất lượng rau.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng từ vụ trước, phá bỏ các ký chủ phụ xung quanh ruộng, cày lật đất sớm để diệt trứng, nhộng, sâu non và hạn chế mầm bệnh. Luân canh với cây trồng khác họ, Trồng xen một số cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa bướm sâu tơ như cà chua, hành, tỏi. Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non trung bình 2 con/cây ở giai đoạn 2-3 tuần sau trồng, 3 con trở lên ở giai đoạn 4-7 tuần sau trồng. Không phun thuốc đặc hiệu trị sâu tơ khi sâu chưa xuất hiện ở các ngưỡng trên.

Bọ nhảy (Phyllotrera spp)

– Đặc điểm gây hại: Trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát. Trời mưa ít hoạt động. Trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng chủ yếu trong đất, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây, làm cho cây bị còi cọc, héo hoặc bị chết. Hoá nhộng ngay trong đất.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng. Luân canh cây trồng khác họ.

Bệnh thối gốc (Phoma ligam)

– Triệu chứng: Ban đầu là những vết nứt thối trũng xuất hiện trên gốc thân cây và sau này có thể xuất hiện trên lá, có hình đốm tròn màu nâu nhạt. Những cây bị bệnh thường có kích thước nhỏ hơn. Các vết thối mục lan rộng và bao lấy thân phía trên mặt đất, làm cho cây bị héo và đổ. Thân cây khô và hoá gỗ, mô cây chuyển màu đen, đôi khi có viền đỏ tía.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn, mùa mưa nên làm luống cao, thoát nước tốt, luân canh cây trồng, khi có bệnh xuất hiện cần tiêu hủy sớm cây bệnh.

Bệnh hại bắp cải

5 – Thu hoạch

Khi bắp cải cuốn chắc, đủ độ tuổi sinh trưởng thì thu hoạch. Chặt cao, sát thân bắp để dễ thu và xử lý gốc cây trên đồng ruộng. Loại bỏ lá ngoài, lá xanh trên bắp, rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo, cho bao bì để đưa tiêu thụ.

Chúc bà con thành công!

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ