Bổ sung dưỡng chất cho cây lúa

Cây lúa là cây lương thực hàng đầu và là một trong những loại cây tiêu biểu của Việt Nam. Cây lúa thuộc loại cây thân mềm, ưa bóng râm. Cây lúa phát triển theo các giai đoạn khác nhau.

Để canh tác đạt năng suất cao, bà con tham khảo kỹ thuật bón phân cho cây lúa dưới đây.

Cây lúa cần lượng phân bón kg/ha như sau:

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA

Quy trình bón chung cho lúa với lượng phân bón NPK STAVIN cho 1 ha.

SAU KHI CẤY

NPK

STAVIN 20-12-7

Lượng bón: 130 – 170 kg /ha.

Số lần bón: 1 lần.

GIAI ĐOẠN LÚA LÊN ĐÒNG

NPK

STAVIN 18-4-22

Lượng bón: 50-75 kg /ha.

Số lần bón: 1 lần.

Biểu hiện thừa hoặc thiếu dinh dưỡng ở cây lúa

Biểu hiện của lúa thừa hoặc thiếu đạm

Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa, nó giữ vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các các bộ phận già. Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa, đồng thời cũng là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá…

Biểu hiện cây lúa thừa đạm

Lá lúa to, dài, phiến lá mỏng, nhánh lúa đẻ vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn, cây cao vóng dẫn tới hiện tượng lúa lốp, đổ non, dẫn đến năng suất lúa không cao.

Biểu hiện cây lúa thiếu đạm

Cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ  trổ sớm hơn, số bông và lượng hạt ít, năng suất lúa giảm.

Khắc phục: Cần bổ sung phân bón NPK STAVIN theo từng giai đoạn và lượng bón phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng

Việc thừa hay thiếu đạm đều có ảnh hưởng không tốt đến cây lúa. Việc lựa chọn phân bón đúng công thức, đúng thời điểm và bón đúng liều lượng là vô cùng quan trọng. Quý khách hãy liên hệ với Anh Kiệt để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Lân có chức năng lưu trữ, chuyển đổi năng lượng và bảo vệ màng sinh chất cho cây. Lân là yếu tố chuyển vị trong cây, có tác dụng thúc đẩy đẻ nhánh, phát triển bộ rễ và trổ bông sớm.

Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng.

Cây lúa thiếu Lân

Cây lúa thiếu lân còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm

Cách khắc phục: 

Bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân NPK STAVIN.

Kali có tác dụng làm cứng cây, quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hòa tan, phân hủy nhanh. Không nên bón kali khi lúa còn ướt, sẽ làm khô, táp lá.

Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu hạn và chịu rét tốt.

Lúa thiếu Kali (K) – Potassium

Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối.

Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của đất cũng như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na+, Al3+ …) trong nguyên sinh chất của tế bào. Cùng với P, Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Biểu hiện của lúa thiếu Canxi

Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.

Được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali. Lưu huỳnh tham gia trong thành phần của các axit amin, protein và vitamin có chứa lưu huỳnh, trong đó có axit amin không thể thay thế như methionin. Lưu huỳnh còn có trong thành phần của men coenzym A xúc tiến nhiều quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp và sự cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.

Biểu hiện của lúa thiếu Lưu huỳnh

Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp bé, chồi kém phát triển, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng.

Biểu hiện của lúa thiếu Bo

Các triệu chứng Bắt đầu từ ngọn, các lá mới cho thấy bệnh úa vàng đang tiến triển. Kích thước cây trồng bị giảm. Thường thì đầu lá có màu trắng và cuộn lại. Sự thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến hoại tử và chết. Nếu cây lúa bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt Bo trong quá trình hình thành bông, cây có thể không tạo ra bông lúa.

Biểu hiện của lúa thiếu Bo

Trên lá xuất hiện các sọc vàng và chóp lá có những vết hoại tử màu nâu. Sau đó lá có thể bị héo hoàn toàn. Phiến lá hẹp, các triệu trứng xảy ra trên lá non trước.

Biểu hiện của lúa thiếu Fe

Vì sắt không di động trong cây nên triệu trứng thiếu sắt được nhìn thấy đầu tiên trên lá mới ra. Lá non bị vàng giữa các gân lá. Khi bị thiếu nặng thì lá trên ngọn bị mất màu hoàn toàn và có màu vàng tái đến hơi trắng. Hiện tượng vàng giữa các gân lá cũng lan sang lá già.

Biểu hiện của lúa thiếu Mn

Vùng giữa các gân lá của lá non có màu vàng tái đến hơi trắng.

Biểu hiện của lúa thiếu Mo

Triệu trứng thiếu Mo tương tự như thiếu N. Lá trưởng thành bị vàng đều và sau đó có thể xuất hiện các đốm hoại tử.

Kẽm là nguyên tố cần thiết cho hàng loạt quá trình sinh hóa trong cây lúa. Zn tích lũy ở rễ nhưng có thể được chuyển đến các bộ phận khác của cây. Bởi vì Zn di chuyển trong tán lá ít, đặc biệt trong những cây thiếu N nên hiện tượng thiếu Zn thường xuất hiện ở lá non.

Biểu hiện của cây lúa thiếu Zn

Các đốm màu nâu sẫm đến hơi đỏ xuất hiện trên lá non hơi úa. Các lá già hơn có màu đồng bắt đầu từ mép lá trong khi gân giữa vẫn xanh trong một thời gian dài hơn. Với sự thiếu hụt liên tục, phiến lá hoàn chỉnh sẽ chuyển sang màu đồng đến nâu. Còi cọc, phát triển không đồng đều.

Lưu ý:

Công thức trên do các chuyên gia của Anh Kiệt nghiên cứu dựa trên 1 số giống lúa chung. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, khi sử dụng thực tế tùy vào loại cây, tuổi cây và điều kiện thổ nhưỡng tại từng vùng đất, vùng khí hâu mà quý khách hàng cần điều chỉnh lượng bón và kết hợp với các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, trung lượng, vi lượng cho phù hợp.

Kính chúc Quý khách luôn có những vụ mùa bội thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ