Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè

Tại Việt Nam, cây chè xanh hay cây trà xanh có mặt từ rất sớm và được trồng nhiều tại các vùng núi trung du Bắc Bộ. Với tiềm năng kinh tế cao cây chè xanh ngày càng được trồng phổ biến hơn.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh cho người dân về sản xuất chè an toàn NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè cho năng suất và chất lượng cao nhất.

1 – Đặc tính

Cây chè xanh có nhiều lá, các lá mọc cách nhau, dài khoảng 4 – 15 cm, rộng khoảng 2 – 5 cm và có nhiều răng cưa. Chè xanh có lá non màu xanh lục nhạt, sẫm màu khi già, hoa thì màu trắng ánh vàng. Hoa chè thường có từ 7 – 8 cánh, có kích thước đường kính khoảng 2,5 – 4cm, hoa bắt đầu xuất hiện vào tháng 9 – 12. Về quả chè thì có khoảng 2 – 4 hạt, vỏ cứng và chuyển sang nâu sẫm khi chín vào tháng 10 -11.

Cây chè sẽ có điều kiện phát triển tốt và đạt năng xuất nếu ở khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp như: Gần nguồn nước tưới, có mạch nước ngầm gần mặt đất, tầng canh tác cao trên 80cm và có độ dốc ít hơn 25 độ. Đất trồng cây trà xanh có độ pH dao động từ 4,5 – 5,5 là hợp lý nhất.

2 – Thời vụ gieo trồng

– Vùng Đông Bắc,Tây Bắc và Bắc Trung Bộ trồng chè từ tháng 8 đến tháng 10, tốt nhất trong tháng 9;
– Vùng Tây Nguyên trồng chè từ 15/5 đến 15/8, tốt nhất trồng trong tháng 6. Tuổi cây con của chè hạt trong bầu khoảng 3-4 tháng. Tuổi cây con của chè giâm cành khoảng 4-5 tháng.

3 – Trồng cây

Cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, song cây chè thích hợp trên đất nhiều mùn, tơi xốp có tầng canh tác dày trên 50 cm, độ dốc bình quân không quá 25°. Khác với một số loại cây trồng khác, cây chè ưa đất có phản ứng chua (pH 5,0 – 5,5) để thuận tiện cho quá trình hấp thu tốt nhất dinh dưỡng khoáng của cây.

– Thời vụ làm đất: Tiến hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (tối thiểu trước khi trồng 30-40 ngày).

– Đào rãnh trồng: Rãnh trồng đào sâu 35-40cm và rộng 40-45cm, đào theo đường đồng mức (vành nón) với vùng đất có độ dốc trên 5°, vùng đất bằng hoặc có độ dốc thấp nên tiến hành cày toàn bộ bề mặt sâu 20-25cm, bừa san và tiến hành đào rãnh. Khoảng cách giữa các rãnh tùy theo kiểu trồng và mật độ (1,2-1,4m nếu trồng hàng đơn và 1,4-1,5m nếu trồng hàng đôi).

Cây chè giống.

Xem thêm: Quy trình chọn cây giống và kỹ thuật trồng chè

4 – Bón phân

Bón lót

Bón lót thực hiện trong quá trình làm đất, trước khi trồng cây con để bổ sung dinh dưỡng, nâng cao hơn nữa độ tơi xốp của đất trồng hiệu quả. Thông thường, với diện tích trồng chè chúng ta sử dụng khoảng 70 – 100kg/ ha phân bón hữu cơ

Bón thúc

Thực hiện bón thúc đều đặn hàng năm hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cây chè trong từng giai đoạn việc bón thúc sẽ có những tiêu chuẩn riêng cần được áp dụng.

Bón phân cho chè trong giai đoạn sau thu hoạch sử dụng phân bón NPK STAVIN 25-25-5, lượng bón 200-300kg/ ha, trước thu hoạch 15 ngày dùng phân NPK STAVIN 30-9-9. Lượng bón 130-190kg/ ha.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây chè

5 – Chăm sóc

Trong quá trình trồng cây trà xanh bạn nên chuẩn bị thêm cây dự phòng để dặm lại trà hoặc trồng xen các loại cây khác trong quá trình chè chưa phát triển để chống cỏ dại, phát triển kinh tế, giữ ẩm hiệu quả và cải tạo đất. Ngoài ra, bạn nên chịu khó làm cỏ bằng tay khi cây được 1 tuổi, xới đất khoảng 2 – 3 lần/năm. Áp dụng phương pháp tủ rơm, cỏ vào gốc chè để giữ ẩm, thường xuyên tưới nước cho cây hợp lý. Sau 2 – 3 năm bón phân với phương pháp hiệu quả và khoa học cho cây chè với lượng vừa đủ.

Tiến hành đốn tạo hình cho cây bằng dụng cụ chuyên dụng khi cây cao khoảng 65 – 70cm, gốc có đường kính 1cm.

Chia làm 2 giai đoạn hợp lý: Khi chè được 2 tuổi, đốn cách mặt đất 20 – 25cm với cành chính và 30 – 35cm với cành tán, khi chè được 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 – 35cm và 40 – 45cm đối với cành tán.

Tỉa cành, tạo tán

Xem thêm: Quy trình chăm sóc cho cây chè

6 – Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh hại chè: Hiện tượng cây sinh trưởng, phát triển không bình thường do yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, đất đai) không thuận lợi gây ra (bệnh sinh lý) hoặc do vi sinh vật (bệnh truyền nhiễm) gây ra, kết quả dẫn đến sự phá huỷ các chức năng sinh lý, cấu tạo ngoại hình của cây, có thể làm cây chết và dẫn đến làm giảm năng suất, phẩm chất của chè.

Sâu bệnh hại chè.

Ví dụ: Bệnh thối búp, phồng lá chè, bệnh chấm xám chè …

Tác hại của sâu bệnh hại chè.

Sâu bệnh hại chè gây ra tác hại rất lớn cho chè được thể hiện:

– Làm giảm năng suất chè:

– Làm giảm phẩm cấp chè, giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.

– Làm ảnh hưởng xấu đến đất trồng. Nguồn sâu bệnh được tích luỹ trong đất, hóa chất xử lý sâu bệnh có thể tích luỹ trong đất và ảnh hưởng xấu đến đất đai trồng trọt.

– Gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái.

Xem thêm: Quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây chè

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ