Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa vàng hoàng hậu

Dưa kim Hoàng Hậu là một loại giống dưa mới, được gieo trồng ở nhiều tỉnh thành khác nhau, dưa kim hoàng hậu hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như là dưa hoàng hậu, dưa lê hoàng hậu dưa vàng kim hoàng hậu, là một loại dưa có màu vàng cả vỏ lẫn ruột, ngọt thơm, dịu mát.

Trong bài viết này, NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa vàng hoàng hậu cho năng suất và chất lượng cao nhất.

1 – Đặc tính

Là giống lai F1 thế hệ mới do tập đoàn East West Seed lai tạo và sản xuất tại Thái Lan.

Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, thích ứng rộng. Miền Nam trồng được quanh năm, miền Bắc trồng vụ xuân và vụ thu đông.

Thời gian sinh trưởng: 62-65 ngày (tùy thời vụ).

Trái có hình tròn hơi oval, vỏ trơn khi chín màu vàng kim, trái đồng đều, trọng lượng trái 1,7-2,5 kg. Thịt trái màu vàng cam, ăn rất ngon, giòn và ngọt.

2 – Thời vụ trồng

– Vụ xuân hè: Gieo trồng từ T3, T4, đầu T5 thu hoạch cuối T5, T6

– Vụ thu: Gieo trồng từ 8-9 thu hoạch tháng 10-11

3 – Trồng cây

Giống

– Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các công ty có uy tín.

– Lựa chọn giống dưa vàng hoàng hậu phù hợp vưới vùng sinh thái, vụ sản xuất và yêu cầu thị trường. Trồng giống sinh trưởng và phát triển khỏe, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xử lý hạt giống: Ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 5-6 tiếng rồi vớt ra, để ráo, sau đó gói vào khăn ẩm sạch, ủ ấm 20-30 tiếng, thấy hạt nứt nanh thì đem gieo. Ở vụ Xuân nếu gặp điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại cần cho gói hạt dưa vào ủ trong thùng cát đen, kết hợp thắp bóng điện trong 24 giờ, hoặc cho hạt vào trong giấy ăn ẩm gói vào túi nilon buộc chặt trong 24 giờ.

Hạt giống trồng dưa

Gieo hạt trong bầu: Chủ động rút ngắn được thời gian chuẩn bị đất, đảm bảo số lượng, chất lượng cây giống.

Giá thể làm bầu: 30% phân chuồng ủ mục + 10% tro bếp + 60% đất đã xử lý sạch mầm bệnh và phơi khô.

Nơi chăm sóc cây giống nên để trong vòm có lưới đen che phủ, để tránh ánh sáng cường độ mạnh chiếu trực tiếp vào cây con.

Gieo trực tiếp trên ruộng: Áp dụng đối với ruộng chủ động về thời vụ và hạn chế được sâu, bệnh hại cây non. Gieo trực tiếp cây non phát triển tốt hơn trồng cây bầu ươm.

Công thức làm giá thể: 20% phân chuồng ủ mục + 80% đất bột đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều theo tỉ lệ và rải mỗi hốc 1kg giá thể trên, sau đó gieo mầm hạt, dùng ô doa tưới ẩm.

Trồng cây

Khi cây gieo trong bầu được 2-3 lá thật thì mang đi trồng.

Mật độ trồng: 14.000 cây/ha (500 cây/ sào Bắc Bộ)

Lên luống:

Trồng hàng đơn bố trí luống rộng từ 1,5 – 1,6m. Hàng đôi luống rộng từ 2,4 – 2,6m (hàng cách hàng 2-2,3m), rãnh luống rộng 40cm.

Luống cao so với mặt rãnh từ 25-30 cm, đất trên mặt luống càng nhỏ càng tốt, sau đó làm nhẵn mặt luống, chỉnh trang, tạo luống dạng “mai rùa” để thoát nước tốt, đặc biệt trồng trong vụ Thu-Đông.

Sử dụng màng phủ nông nghiệp phủ kín xuống tận mép dưới rãnh.

Màng phủ nông nghiệp phủ rãnh

4 – Bón phân

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng phân bón cho thích hợp.

Bón lót: Sử dụng NPK STAVIN 25-25-5, kết hợp với phân hữu cơ và các loại phân vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1 (sau khi trồng 3-4 ngày): Bón NPK STAVIN 25-25-5, lượng bón 30-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 2 (sau trồng 10-12 ngày): Bón NPK STAVIN 19-19-19, lượng bón 25-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 3 (sau trồng 18-19 ngày): Bón NPK STAVIN 19-19-19, lượng bón 25-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 4 (sau trồng 27-28 ngày): Bón NPK STAVIN 19-19-19, lượng bón 25-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 5 (sau trồng 35-36 ngày): Bón NPK STAVIN 19-19-19, lượng bón 25-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 6 (sau trồng 43-44 ngày): Bón NPK STAVIN 13-13-17, lượng bón 30-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 7 (sau trồng 51-52 ngày): Bón NPK STAVIN 18-4-22, lượng bón 25-40kg/ ha.

+ Bón thúc lần 8 (sau trồng 58-59 ngày): Bón NPK STAVIN 18-14-22, lượng bón 25-40kg/ ha.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây dưa vàng hoàng hậu

5 – Chăm sóc

Tưới nước

Lượng nước tưới phụ thuộc vào thời tiết, đất đai và tình hình sinh trưởng của cây. Nước được tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cụ thể:

– Sau trồng tưới nhẹ bằng tay vào gốc để cây tiếp xúc tốt với đất.

– Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên, duy trì độ ẩm bầu 60 – 70% (thời kỳ cây con).

– Khi cây trưởng thành, thân lá phát triển, độ ẩm bầu 65 – 80%.

– Khi cây ra hoa và phát triển quả cần duy trì ổn định ẩm độ đất 70 – 80% (Không để bầu khô hoặc quá ẩm thời kỳ này).

– Một tuần trước khi thu hoạch hạn chế tưới, duy trì độ ẩm đất trong bầu 50 – 60%.

Ghi chú: Trong những ngày thời tiết âm u, duy trì độ ẩm đất vừa phải 60 – 70%, trời nắng nóng cần bổ sung lượng nước kịp thời bằng cách tưới vào buổi sáng 7h30 – 8h30 và tưới bổ sung vào 10h – 10h30, Buổi chiều tưới nhẹ vào 15h00 – 16h00 (lượng nước tưới được tính toán dựa vào điều kiện thực tế).

Bấm ngọn

Khi cây cao 30 – 40cm, có 4-5 lá thật, tiến hành bấm kẹp vào cây để quấn ngọn (quá trình này làm thường xuyên đến khi thụ phấn, bấm xong ngọn). Tiến hành bấm nhánh từ nách lá thứ nhất đến lá thứ 8. Khi ngọn cao ngang dàn tiến hành bấm ngọn… Từ lá thứ 9 – 13 để lại nhánh, quả sẽ để trên các nhánh này.

Thụ phấn nhanh 3-4 ngày liên tục, khi thấy số quả trên cây đậu 2 – 3 quả đẹp thì dừng thụ phấn và chuyển sang giai đoạn định quả; Cắt bỏ những quả không cân đối, dị dạng… chỉ để lại trên cây 1 -2 quả đẹp. Tiếp tục tỉa nhánh để dinh dưỡng tập trung nuôi quả.

Lưu ý: Thụ phấn vào buổi sáng 7h0 – 9h30, bấm ngọn tỉa nhánh vào buổi chiều 13h30 – 15h30

– Tỉa lá gốc tạo độ thông thoáng cho quả phát triển, hạn chế sâu, bệnh… tiến hành treo quả để hạn chế sự rụng quả do cơ giới…

Bấm tỉa các lá già để tạo độ thoáng cho cây

6 – Phòng trừ sâu bệnh

Có nhiều loại sâu hại, song nguy hiểm nhất là rệp và bọ phấn: Có thể dùng các loại thuốc thuộc nhóm độc III, IV như Sutin, Pennati, các dạng thuốc thảo mộc, thuốc sinh học hoặc dùng bẫy màu vàng… để phòng trừ (tốt nhất là tạo môi trường cách ly để hạn chế bọ phấn).

Có nhiều loại bệnh, do nấm gây ra như: Phấn trắng dùng Kocide, Ridomil để trừ; Thối nhũn dùng Score, Kocide; cháy lá dùng Validacin…

– Các bệnh do Vi khuẩn khó trừ và lan truyền bệnh nhanh hơn: Các bệnh thối nhũn dùng Kasumin; Stanner; Kocide…. Nguy hiểm nhất là bệnh xì mủ, rụng quả loại bệnh này dùng Kocide, steptomicin hoặc AT+Ketomium để trừ.

Lưu ý: Trong thời kỳ tỉa nhánh định quả, tiến hành phun phòng thường xuyên thuốc bệnh hạn chế thối nhũn, xì mủ rụng quả.

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ