Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam

Cây cam là một loại cây ăn quả rất được ưa chuộng và có giá trị kinh tế rất cao trong đời sống con người. Vì vậy, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của cây cam.

Trong bài viết này, NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam cho năng suất và chất lượng cao nhất.

1 – Đặc tính

Cam là một trong những loại cây không kén đất, trồng trên các loại đất khác nhau đều được. Loại đất phù hợp nhất để trồng cây là đất thịt pha, độ pH của đất là từ 5– 6.5. Với những vùng đất trũng cần đắp mô và đào mương để thuận tiện cho việc tưới và thoát nước dễ dàng.

Nhiệt độ thích hợp là 18-35 độ C. Ánh sáng là một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với cây cam. Nó quyết định chất lượng quả cam ngọt, giòn và thơm.

2 – Thời vụ trồng

– Ở các tỉnh phía Bắc, vụ Xuân: tháng 2-3 hay vụ Thu: tháng 9-10 đều trồng được cam quýt nhưng tốt nhất là trồng vào vụ xuân có độ ẩm không khí cao và có mưa xuân nên tỷ lệ cây sống cao.

– Phía Nam trồng vào đầu và cuối mùa mưa

Cây cam giống.

3 – Trồng cây

Cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng. Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng.

Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m. Tơi xốp và thoáng khí là những loại đất lý tưởng nhất thích hợp để trồng cây cam.

Nếu vườn trồng thoát nước kém vào mùa mưa thì bộ rễ cây sẽ bị ngập úng và từ đó dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại bệnh hại cây trồng. Do đó, khi chuẩn bị vườn trồng cần phải chú ý đến hệ thống tiêu và thoát nước cho vườn.

Đất trồng cam

Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cây cam

4 – Bón phân

Cây cam quýt cần bón nhiều phân cân đối và đủ các nguyên tố NPK, trung vi lượng thì cây mới sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và cho năng suất cao. Vì vậy, chúng ta nên bón theo hướng hữu cơ bền vững kết hợp với vô cơ trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây cam

5 – Chăm sóc

Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi.

Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc, trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây hoặc có thể trồng xen các cây họ đậu tận dụng đất và để che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Thường xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp tủ gốc, tưới nước đủ ẩm cho cây.

Khi cây vào thời kỳ kinh doanh (cho trái), cần giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất và chống xói mòn và lèn (đóng váng) đất trong mùa mưa.

Giai đoạn cắt tỉa chính của cây cam là vào mùa đông, thời điểm sau mỗi vụ thu hoạch. Còn giai đoạn này cắt tỉa với mục đích tập trung dinh dưỡng cho quả. Tiến hành cắt bỏ các cành bị sâu, cành bệnh, cành lộc ở phía trên và các cành thừa không có tác dụng. Chọn ngày nắng ráo để cắt tỉa. Tránh cắt vào trời mưa sẽ dễ lây lan bệnh từ cây này qua cây khác. Nếu có thời gian cắt tỉa định kỳ hàng tháng sẽ giúp vườn thông thoáng sẽ giảm thiểu được rất nhiều nấm bệnh gây hại.

Lưu ý: Quét nước vôi trong lên các vết cắt để phòng trừ nấm bệnh và xén tóc đẻ trứng.

Cắt tỉa cành cam

Xem thêm: Quy trình chăm sóc cây cam

6 – Phòng trừ sâu bệnh

Sau khi thu hoạch vườn cam rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất, bởi ở giai đoạn này cây đang có sức đề kháng yếu, nên phải thường xuyên theo dõi, cũng như thăm vườn cam thường xuyên các loài sâu hại thường gặp như: rệp sáp, rầy mềm, nhện đỏ,… để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Xem thêm: Quy trình phòng và trừ sâu bệnh hai cam

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ