Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới, là thực phẩm chính nuôi sống con người. Ở nước ta, cây lúa là cây lương thực chiếm diện tích canh tác lớn nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, các loại sâu bệnh dễ dàng sinh sôi, phát triển, việc chăm sóc, canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, trở thành nỗi trăn trở của người nông dân.

Trong bài viết này, NPK STAVIN sẽ hướng dẫn bà con đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa cho năng suất cao, chất lượng nhất.

1 – Đặc tính

Về nhiệt độ: Nhiệt độ có vai tròn rất quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây lúa. Cây lúa có thể sống trong khoảng từ 10 – 400C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để cây lúa phát triển là trong khoảng 20 – 320C.Nếu nhiệt độ tăng hơn 400C hoặc dưới 150C thì cây sẽ phát triển chậm lại, còn nhiệt độ giảm xuống dưới 120C thì cây sẽ ngừng phát triển.

Cây lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất phù sa, đất phèn…. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nguồn nước cho cây.

Cây lúa gồm 4 bộ phận chính: Rễ, thân, bông, hạt. Lúa thuộc dạng rễ chùm, rễ phát triển theo từng thời kì của cây lúa. Rễ cây lúa có thể ăn sâu xuống đất, tuy nhiên trên mặt ruộng rễ lúa thường chỉ phát triển khoảng 20cm, nếu phát triển quá sâu, rễ cây dễ bị nghẹt rễ khiến cây chậm phát triển. Để tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển tốt, bà con cần làm đất kỹ, đủ độ mùn, đủ lượng nước cần thiết.

Thân lúa bao gồm các mắt và lóng. Chiều cao có vai trò quan trọng trong khả năng chống đổ ngã của giống lúa. Lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 – 6 lá thật. Trên ruộng lúa cấy, cây lúa đẻ nhánh khi bén rễ hồi xanh. Đến thời kỳ làm đồng lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh.

Hiện nay các giống lúa mới trên thị trường có khả năng sinh (đẻ) nhánh cao hơn các giống lúa truyền thống. Ngoài ra khả năng sinh (đẻ) nhánh của cây còn phụ thuôc vào giống và điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh…

Lá lúa gồm: Bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Từ các mần lá trên thân cây sẽ phát triển thành lá lúa, lá lúa phát triển tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như giai đoạn sinh trưởng của cây. Lá có chức năng rất quan trong trong mỗi giai đoạn phát triển, quyết định khả năng sinh trưởng, năng suất của cây.

2 – Thời vụ gieo trồng

Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên cách chia vụ lúa có sự khác nhau giữa các miền.

Đối với các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, các tỉnh thuộc phía Bắc thì vụ lúa được chia làm 2 vụ chính: Vụ Chiêm Xuân (tháng 10 đến cuối tháng 5), vụ Mùa (cuối tháng 5 đến cuối tháng 11).

Còn đối với khu vực Duyên hải Miền Trung thì vụ lúa được chia làm 3 vụ chính: Vụ Đông Xuân ( cuối tháng 10 đến tháng 4), vụ Hè Thu ( cuối tháng 4 đến cuốitháng 9), vụ Mùa ( cuối tháng 5 đến tháng 11).

Đối với khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm: Vụ Mùa ( từ tháng 5,6 đến tháng 11), vụ Đông Xuân ( tháng 11,12 đến tháng 4), vụ Hè Thu ( từ tháng 4 đến tháng 8).

3 – Chuẩn bị đất, gieo hạt

Chuẩn bị đất

– Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm. Nếu có điều kiện nên cày phơi ải đất thời gian 15-20 ngày.

– Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo, hoặc sử dụng máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser.

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và chủ động được nước tốt để hạn chế cỏ dại, ốc bươu vàng,… và quản lý nước tốt hơn.

Kỹ thuật làm đất gieo lúa.

Xem thêm: Kỹ thuật làm đất cho cây lúa

Gieo hạt

Có hai phương thức chủ yếu để nhân giống lúa: Gieo cấy mạ, gieo sạ thẳng.

Đối với phương pháp gieo cấy mạ (tên gọi khác của cây lúa giống) thì bà con có thể gieo mạ thì hạt giống sau khi được xử lý ngâm, ủ thì bà con đem gieo lên các luống mạ đã chẩn bị trước đó. Khi cây mạ phát triển được 4 – 7 lá thì bà con đem mạ ra ruộng để cấy mạ.

Đối với phương pháp gieo sạ thẳng thì bà con sau khi xử lý, ngâm, ủ giống thì bà con gieo thẳng giống xuống ruộng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng phương pháp cấy mạ. Hạt giống gieo thẳng có nguy cơ bị úng nước, chết mầm khiến tỉ lệ thành công thấp.

Gieo mạ.

Xem thêm: Kỹ thuật gieo mạ cho lúa

4 – Bón phân

Tùy theo từng giống lúa và đất mà sẽ có lượng bón cho phù hợp. Tuy nhiên thông thường sẽ bón phân qua các giai đoạn sau:

Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Bắt đầu từ khi gieo sạ đến, giai đoạn đẻ nhánh, phát triển lóng thân, lá. Thời kỳ này cần có những chế độ chăm sóc thích hợp để cho lúa phát triển tốt, có số nhánh hữu hiệu cao, nhánh to, khỏe.

Bón phân cân đối hợp lý, bón đầy đủ và kịp thời khi lúa đẻ nhánh, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, nhiều nhánh, hạn chế số nhánh vô hiệu.

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu từ phân hóa mầm hoa đến trổ bông và thụ tinh. Thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trực tiếp đến năng suất lúa (số bông/m2, số hạt/bông). Cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để lúa có số bông hữu hiệu cao, tỉ lệ hạt lép ít.

Bón phân cân đối hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho lúa phân hóa đòng (nuôi đòng), phân hóa hoa giúp tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu nhiều, đòng và bông to, khỏe; lúa trổ đều, tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh cao.

Thời kỳ lúa chín: Bắt đầu từ chín sữa đến chín hoàn toàn. Đây là thời kỳ tích lũy chất khô từ thân lá về hạt, là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt chắc/bông và trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt tỷ lệ hạt chắc cao. Ít hạt lép, trọng lượng hạt nặng bà con cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Bón phân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất nuôi hạt giúp hạn to, chắc, nặng ký. Cần bón những loại phân bón có hàm lượng kali cao.

Bón phân cho lúa.

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật bón phân cho lúa

5 – Chăm sóc

Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trải qua 3 thời kỳ: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Mỗi thời kỳ có có những có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh,…khác nhau.

Làm sạch cỏ dại, tránh sự canh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng để thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh hữu hiệu.

Chế độ nước tưới phù hợp. Khi bón thúc cần duy trì mực nước trong ruộng vừa ngập gốc lúa tạo điều kiện hòa tan phân bón cho lúa dễ hấp thu vào tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh. Cần thoát nước phơi khô ruộng cho lúa cứng cáp trước khi lúa đón đòng để chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.

Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có những biện pháp kịp thời để xử lý.

6 – Phòng trừ sâu bệnh

Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cây lúa cần có một chế độ chăm sóc về bón phân, nước tưới, cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Nên để canh tác lúa đạt năng suất cao thì cần áp dụng nhiều biện pháp với nhau, phù hợp với từng thời kỳ từng giai đoạn là rất cần thiết.

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

Xem thêm: Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ