Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô

Chỉ xếp sau cây lúa, ngô được xem là cây lương thực thiết yếu thứ 2 tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua luôn tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Trong đó, yếu tố quyết định nằm ở công tác chăm sóc và bón phân cho cây ngô.

Ngô không những là cây lương thực trọng điểm mà còn là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Ngô thuộc loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, sinh sôi cao, chịu được cả những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắt khe hơn cây lúa.

Vậy làm như thế nào để trồng cây ngô đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, NPK STAVIN sẽ chia sẻ quy trình trồng ngô cho mọi người.

1 – Chọn đất trồng

Ngô thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau như đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa. Nhưng cho năng suất cao nhất nếu được trồng trên đất thịt hay thịt pha cát có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, giàu hữu cơ và thoát nước tốt. Độ pH trung tính từ 6,4 – 7,0.

Thời vụ thích hợp để gieo trồng

– Vụ Đông Xuân: Gieo hạt từ tháng 12

– Vụ Hè: Thời gian gieo hạt thích hợp là từ tháng 3 đến tháng 4

– Vụ mùa, thu: Lúc này hạt sẽ được gieo từ tháng 6 cho đến trước ngày 10/8 (tùy vào thời vụ của vụ trước).

Vào vụ mùa trên đất 2 vụ lúa, bà con nên gieo hạt càng sớm càng tốt hoặc trồng ngô bầu, ngô bánh thay vì gieo hạt để tranh thủ thời vụ tốt nhất. Tránh gặp rét hoặc điều kiện thời tiết bất lợi đúng vào giai đoạn ngô trổ cờ phun râu. Lượng giống bà con chuẩn bị khoảng 20 – 25 kg/ha, tùy từng loại giống.

Chọn đất trồng ngô

2 – Cách trồng

Sau khi thu hoạch lúa, bà con cho cày lật đất để tạo luống rộng khoảng 1,2m, rãnh rộng 30 – 40cm. Để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất trồng ngô nên được cày sâu 20 – 25 cm, bừa kĩ và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.

Sau đó, bà con tiến hành dùng cuốc rạch hàng ngang trên mặt luống sâu 2 – 3 cm, hàng cách hàng 30cm để gieo hạt đã nứt nanh. Ngô không chịu được ngập úng nên cứ khoảng 5 – 7 hàng, bà con cần tạo 1 rãnh thoát nước cho ruộng ngô. Đất thời điểm gieo hạt phải luôn đảm bảo độ ẩm từ 85 – 90%.

Khoảng cách trồng ngô

3 – Bón phân

Trong suốt quá trình trồng ngô, bón phân được chia thành 3 đợt: Đợt đầu bón sau khi cây được trồng 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt cuối cùng sau 30 ngày gieo hạt.

Lưu ý: Nguyên tắc chung trong việc lựa chọn phân bón thúc cho cây ngô là sử dụng các loại phân dễ tiêu, dễ hòa tan và cho hiệu quả nhanh. Được sản xuất bằng công nghệ Tháp cao thế hệ mới, các dòng phân NPK STAVIN của Anh Kiệt chính là một nguồn dinh dưỡng dễ tiêu điển hình cho cây ngô. Nó đặc biệt mang lại hiệu quả toàn diện khi kết hợp với nước và tưới đúng kỹ thuật.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây ngô

4 – Tưới nước

– Trong mùa nắng tưới nước 4 – 7 ngày/ lần khi bắp đang trổ. Chỉ cần bắp ngô bị ngập úng quá 24h thì năng suất sẽ bị giảm xuống 30% – 50%. Lúc đó hãy tiến hành thoát nước cho cho cây.

– Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới tốt nhất là cho nước vào rãnh để ngấm dần vào các luống trong một ngày, để qua đêm rồi rút cạn.

– Độ ẩm đất thích hợp đối với ngô là 70 – 80%. Những giai đoạn ngô rất cần nước là 3 – 4 lá, 7 – 10 lá, xoáy loa kèn, tung phấn phun râu và chín sữa.

5 – Tỉa cây, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh

Sau khi giao cây con được 1 lá, khoảng 4 – 6 ngày, bạn phải dặm lại ở những nơi cây chết hoặc không mọc.

Đồng thời, nhổ bỏ những cây yếu và chỉ chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2cây/hốc).

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, 30 ngày đầu mới trồng, cây phát triển rất yếu và chậm. Chính vì thế, bạn cần làm sạch cỏ dại để cỏ không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây ngô. Bạn nên làm cỏ bằng tay kết hợp với vun gốc để cây tránh tình trạng đổ ngã. Lưu ý, bạn không được lấy đất ở giữa 2 hàng cây quá sâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Khi trồng ngô thường xuất hiện một số sâu bệnh như:

Sâu đục thân, rầy mềm, sâu đục bắp. Bạn cần làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thốc hay bột để tránh sâu xuất hiện.

Bệnh đốm lá, bệnh đốm vằn, bệnh rĩ. Để phòng tránh các loại bệnh trên cây ngô, bạn cần phun xịt các loại thuốc bằng Zineb, Maneb, Copper,…

Bệnh đốm lá trên cây ngô

6 – Thu hoạch ngô

Cây ngô sẽ cho thu hoạch sau 60 – 65 ngày sau khi trồng. Độ chín của hạt và thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng ngô. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già, toàn bộ ruộng ngô đã có 80 – 85% số bắp có lá bị chín vàng (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm, nếu là ngô lai chân hạt đã có điểm đen).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ