Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi

Để thu hoạch được mùa bưởi trúng lớn, trái to tròn, mọng nước hẳn là niềm mơ ước của tất cả các bà con nông dân. Mà để được vậy thì phải có quy trình chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho đúng trong tất cả các giai đoạn của cây để cây duy trì sức khỏe tốt, giữ sức cho vụ mùa tới.

Vậy làm như thế nào để trồng cây bưởi đúng cách và mang lại năng suất cao. Dưới đây, NPK STAVIN sẽ chia sẻ quy trình trồng bưởi cho mọi người.

1- Chọn đất trồng

Rễ cây bưởi ít phát triển, tập trung ở tầng canh tác, rất mẫn cảm với những thay đổi thất thường của ẩm độ đất và dễ nhiễm nấm gây bệnh sống trong đất  nên cần đất thoáng, nhẹ, tơi xốp nhiều oxy, độ màu mỡ khá, giữ được độ ẩm ổn định, lên liếp thoát nước tốt, tầng canh tác dày trên 0,5 m, pH thích hợp là 5,5-6,5. Nên chọn đất thịt, đất phù sa là tốt nhất .

Đào hố trước khi trồng 2 – 4 tuần, hố có kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m; bón mỗi hố tối thiểu từ 20 – 30kg phân chuồng hoai trộn đều với lớp đất mặt cho đầy hố, vun mô cao từ 10-30cm so với mặt đất cũ tùy theo vùng đất cao hay thấp.

Cây bưởi dễ nhiễm bệnh xì mủ nên cần phải lên liếp để thoát nước tốt trong mùa mưa bão.

Nên chọn đất trồng bưởi là đất thịt, đất phù sa

2 – Cách trồng

Khi trồng đặt cây xuống giữa hố nâng cho bầu cây nhô cao khoảng 10 – 20cm so với mặt đất xung quanh. Dùng dao cắt đáy bầu sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao ni lon lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước, cắm cọc chống đỡ cây. Khi xuống giống nên tỉa bớt lá, đặt cây thẳng khi có nhiều cành bên, đặt hơi nghiêng khi có ít cành bên, cắm cọc cột dây để gió khỏi làm lung lay, nén đất cho chặt, nếu trời nắng hạn cần tủ gốc và tưới dặm.

3 – Bón phân

Bón phân thường được chia ra làm 3 giai đoạn bón: Trước khi cây ra hoa, trong khi trái phát triển và sau khi thu hoạch. Nếu trong vườn bưởi có lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt thì trong mỗi giai đoạn có thể chia nhỏ lượng phân làm 3 lần bón, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.

Cần bón phân có hàm lượng đạm cao trước vụ ra hoa rộ nhằm dự trữ sẵn đạm khi hoa bắt đầu nở và đầu thời kỳ phát triển trái khi có nhu cầu đạm lớn. Nhu cầu kali thường lớn nhất vào cuối giai đoạn phát triển trái.

Tùy theo đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón cho thích hợp. Về cơ bản các loại phân đạm, lân, kali cần cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng cũng cần được bón bổ sung để đạt được năng suất cao.

Tùy thuộc theo từng giai đoạn mà bón lượng phân bón thích hợp.

Xem thêm: Bổ sung dưỡng chất cho cây bưởi

4 – Tưới nước

Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước, vào mùa mưa do cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Thiết kế hệ thống tưới béc phun tán để hạn chế sâu hại.

5 – Tỉa cành tạo tán

Tạo cây có hình dạng tim mở tự nhiên sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài.

Hàng năm sau khi thu hoạch cần loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 -15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Tỉa cành cho bưởi tạo độ thông thoáng và hạn chế sâu bệnh.

Xem thêm: Kỹ thuật tạo tán tỉa cành cho cây bưởi

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ