Bón đòng cho lúa nếp cái hoa vàng bằng phân bón NPK Anh Kiệt

Bón phân cho lúa đón đòng được xem là đợt bón phân bón cuối cùng trong vòng đời phát triển của cây lúa, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng vụ mùa.

Nguồn gốc và đặc điểm giống lúa nếp cái hoa vàng

Giống lúa nếp cái hoa vàng dẻo thơm từ lâu đã được người dân Việt Nam yêu thích. Được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng và trung du miền núi phía bắc. Để có được hạt nếp chất lượng cần có bí quyết gieo trồng phù hợp.

Xác định đúng thời điểm bón đóng đòng – cơ sở quyết định năng suất cây lúa

Hiện nay, không ít bà con nông dân hiểu và áp dụng chưa đúng kỹ thuật bón phân cho cây lúa đón đòng. Bón quá sớm hoặc quá muộn là một trong những yếu tố làm giảm năng suất của cây lúa. Cùng với NPK Anh Kiệt tham khảo bón đòng cho lúa nếp cái hoa vàng bằng phân bón NPK Anh Kiệt.

Sáng ngày 10/09/2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương phối hợp với công ty TNHH MTV Anh Kiệt hướng dẫn bà con nông dân tại phường An Lạc – thành phố Chí Linh bón đón đòng cho lúa Nếp cái hoa vàng.

Tham gia trong buổi hướng dẫn gồm có các cán bộ kỹ thuật của trung tâm Khuyến nông, cán bộ công ty TNHH MTV Anh Kiệt cùng với 30 bà con nông dân tại phường An Lạc – thành phố Chí Linh.

Sau khi được cán bộ của trung tâm Khuyến nông và công ty Anh Kiệt hướng dẫn hầu hết các bà con đều nắm bắt và hiểu được thời điểm, cách thức bón đòng cho lúa đạt hiệu quả cao nhất.

Cán bộ trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương, công ty TNHH MTV Anh Kiệt cùng bà con nông dân tỉnh Hải Dương

Cách nhận biết và thời điểm bón phân

1- Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống và số ngày sau khi gieo hạt

Mặc dù thời gian sinh trưởng và phát triển của các cây lúa khác nhau tùy thuộc vào giống nhưng đều có 2 giai đoạn tương đương nhau là thời gian từ tượng đòng đến trổ là khoảng 25 ngày và thời gian trổ đến chính cũng khoảng 25 ngày. Như vậy thời điểm bón phân được xác định bằng thời gian sinh trưởng của cây lúa trừ đi 50 ngày.

Tuy nhiên căn cứ vào thời gian sinh trưởng để bón chỉ đúng trong trường hợp thời tiết thuận lợi, kỹ thuật canh tác đồng bộ. Nếu thời tiết không thuận, hoặc đất xấu, cây kém sinh trưởng thì sẽ phải căn cứ vào 2 yếu tố sau đây để xác định thời điểm bón.

2- Căn cứ vào hình thái của cây lúa

Cây lúa có sự biến đổi rõ rệt như tròn khóm, thân cứng, các lá đứng, hai cổ lá trên cùng bằng nhau, gần chóp lá có hiện tượng thắt eo, ruộng lúa ngả màu vàng chanh.

Để đảm bảo cho cây lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm bón đóng đòng thì khi được 32-35 ngày sau gieo (đối với giống lúa ngắn ngày) thì tiến hành cắt nước để cây lúa không đẻ nhánh nữa (vì lúc này chồi mọc lên đều vô hiệu), đồng thời việc cắt nước cũng giúp cho lá lúa chuyển sang trạng thái đứng cái nhằm giúp cây đón được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn.

Cây lúa có màu vàng chanh, chóp lá hiện tượng thắt eo

3- Căn cứ vào trạng thái đòng (bóc đòng kiểm tra)

Bóc dảnh cái của cây lúa thấy 2,5 đốt, đòng dài 1-2mm thì bón phân ngay ở giai đoạn này là chính xác nhất.

Lượng phân bón đòng

Tùy thuộc vào từng chân ruộng, giống lúa để xác định số lượng phân bón. Công ty TNHH MTV Anh Kiệt đã hướng dẫn và cung cáp bà con tham gia mô hình bón 6kg NPK 20-12-7 trong giai đoạn đẻ nhánh và 2kg NPK 18-4-22 giai đoạn bón đón đòng.

Bón phân đúng thời điểm cho lúa đón đòng

Lưu ý: 
+ Không xác định số lượng phân bón trước mà phải thăm đồng nhìn màu lá và tình hình sinh trưởng của ruộng lúa của mình mà từ đó mới đưa ra lượng phân bón cụ thể cho từng ruộng.

+ Trong giai đoạn cây lúa làm đòng bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phòng trừ kịp thời một số đối tượng: Sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, chuột… Đảm bảo mực nước duy trì trong ruộng 3-5cm để thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông.

Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bà con có một mùa vụ bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ