Đặt câu hỏi

Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Với vườn cam 2 tháng tuổi, đang ở giai đoạn kiên thiết cơ bản, việc sử dụng phân bón giúp cây ra lá, ra chồi, tạo bộ khung cành để khi bước vào giai đoạn kinh doanh cây cho năng suất cao, kéo dài thời kỳ kinh doanh. Do vậy cần bón cân đổi phân hữu cơ và vô cơ. Phân vô cơ cần sử dụng tổ hợp phân bón có nhiều đạm và lân, kali và các trung vi lượng phù hợp giúp cây phát triển cân đối, khỏe mạnh nhằm chống chịu với sâu bệnh hại. Một số loại phân thích hợp như NPK STAVIN của Anh Kiệt…

Trả lời:

Lúa bị dư thừa đạm (N) cây lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, phân nhánh nhiều, lá phát triển quá mức, bộ rễ phát triển kém, thân non mềm. Đó là hiện tượng “lốp cây”, cây dễ bị đổ. Mặt khác bón nhiều đạm làm tăng mức độ nhiễm sâu bệnh do màu sắc xanh đậm của lá thu hút bướm, lá mềm sâu dễ đục, nấm bệnh, vi khuẩn dễ xâm nhập, hai loại sâu hại ruộng lúa là sâu cuốn lá và rầy nâu.

Việc dư thừa phân đạm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn (cháy lá) phát triển. Ruộng bón dư phân đạm có lá lúa to, tăng sự ẩm ướt trong quần thể và đấy là điều kiện thích hợp cho nấm Pyricularia oryzae (cũng như nhiều nấm khác) gây nên bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông. Ruộng bón dư phân đạm cũng làm dễ bị rách lá lúa, nhất là mùa mưa gió, tạo đường cho vi khuẩn Xanthomomas ozyzae xâm nhập vào lá lúa gây nên bệnh cháy bìa lá. Đây cũng là bệnh nguy hiểm làm cho cây lúa tàn lụi, gia tăng tỷ lệ lép lửng.

Để tránh tình trạng thiếu thừa phân đạm, cách tốt nhất là sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa. Trong thành phần của phân chuyên dùng, các chuyên gia của Anh Kiệt đã phối trộn đầy đủ và cân đối các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố trung và vi lượng. Nhờ có hàm lượng cân đối và bón đủ lượng nên cây lúa sinh trưởng khỏe, lúa cứng cây, ít đổ ngã, ít sâu bệnh, tỷ lệ hạt chắc cao nên dễ đạt năng suất cao trong lúc chi phí lại thấp. Phân chuyên dùng cho lúa NPK Anh Kiệt ngoài hàm lượng và tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp với cây lúa, còn có tác dụng chống thất thoát phân đạm nên có thể tiết kiệm được 25 – 30% lượng đạm cần bón mà vẫn đạt năng suất.

Trả lời:

NPK 16-16-16+TE bón cho mướp

Mướp thì có thể dùng nhiều chủng loại phân khác nhau để bón. Chỉ chú ý rằng lúc đầu cây cần có thân lá tốt, leo dàn khỏe và đủ ánh sáng thì sẽ cho hoa và trái nhiều. Thời gian hình thành trái và cho thu hoạch khá nhanh nên bón nuôi trái cũng sớm hơn.

Khi trồng, mỗi gốc bạn nên sử dụng một ít phân hữu cơ và bón lót luôn khoảng 20-30g NPK 16-16-16 + TE/ gốc.

Khi cây bắt đầu leo giàn, có tay bám bạn cần bón mỗi gốc 30-50g NPK 16-16-16+TE. Cách 15 ngày bón 1 lần như vậy mướp sẽ có nhiều cành, nhiều nụ và bung hoa mạnh, cho trái đều.

Do mướp cho thu hoạch làm nhiều đợt, nên bạn vẫn phải bón thêm phân sau mỗi lần thu hoạch để nuôi tiếp những trái non. Khi nào thấy hoa ra chậm, cây chuyển sang già thì ngưng bón phân.

Trả lời:

Hai chủng loại NPK STAVIN 20-12-7 và 18-4-22 được Anh Kiệt nghiên cứu ra để sử dụng cho các loại lúa nói chung. Công ty đã có khảo nghiệm cho nhiều loại lúa, nhiều loại đất và nhiều vùng đều cho thấy loại lúa nào, vùng đất nào cũng đều sử dụng tốt cả.

Bạn đã từng sử dụng phân bón cho lúa có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày tốt thì nay sử dụng qua lúa Nhật cũng đều tốt. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng lúa Nhật thuộc loại hạt tròn, thời gian sinh trưởng của lúa dài hơn loại lúa bạn đã sử dụng. Chúng tôi không rõ loại lúa Nhật bạn đang dùng có thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày. Nếu trồng ở quê bạn khoảng 115-120 ngày hoặc dài hơn thì cần chú ý cây lúa này cần nhiều phân hơn so với lúa 90-95 ngày của ta. Vì vậy, số lần bón phân cho lúa ta là 2 đợt. Thì mỗi lần bón bạn chỉ cần tăng thêm khoảng 15-20%. Ví dụ bón thúc lần 1 cho lúa 90-95 ngày là 120kg/ ha, thì bón cho lúa Nhật khoảng 130-150kg/ ha. Riêng bón thúc đòng bạn có thể tùy thực tế của trà lúa mà điều chỉnh số lượng cho phù hợp. Nếu trà lúa tốt, bạn chỉ cần bón 50-70kg/ha. Nhưng nếu lúa có vẻ thiếu ăn thì bón 70-90kg/ ha và không bón thêm gì nữa.

Do thiếu thông tin về thời gian sinh trưởng giống lúa Nhật mà bạn đang sử dụng và đất của bạn thuộc vùng nào nên cũng khó có thể nói cho chính xác hơn. Bạn vận dụng thêm kinh nghiệm của bạn với lúa của ta và chú ý giống lúa Nhật cần bón nhiều phân hơn lúa ta một ít, càng dài ngày hơn thì lượng bón cũng tăng thêm.

Trả lời: 

Xin chào, sản phẩm NPK STAVIN của Anh Kiệt được sản xuất bằng công nghệ tháp cao thế hệ mới hiện đại nhất Đông Nam Á.  Ngoài cung cấp cân bằng các loại dinh dưỡng cho cây trồng thì phân bón STAVIN của Anh Kiệt tan nhanh hoàn toàn trong nước rất phù hợp với trang trại sử dụng các hệ thống trụ bơm nước, tưới nước nhỏ giọt, không gây lắng cặn.

Trả lời:

Rất tiếc là không biết bạn ở vùng nào nên cũng hơi khó phán đoán. Dù sao thì trường hợp đất xám, đất không giữ được nước thì lúa mới bị thiếu kali sớm, còn nếu đất phù sa hay đất trũng thì không có hiện tượng này. Lúa được 40 ngày, mà giống lúa ngắn ngày thì coi như thời gian đẻ nhánh hữu hiệu đã kết thúc, ta không cần thêm nhánh nữa. Nếu chỗ bạn dùng giống lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày thì lúa sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đòng. Vì vậy bạn để ít hôm nữa bón đóng đòng luôn. Vì bạn cũng không cho biết đã bón những loại phân gì, bao nhiêu cho 1 ha nên cũng khó có khuyến cáo cụ thể. Nhưng chỉ còn 1 đợt bón nữa thôi thì bạn cứ dựa theo những kinh nghiệm năm trước rồi điều chỉnh cho phù hợp. Lúc này cần N và K, còn nếu P bón đủ rồi thì thôi, cây vẫn còn hút phân từ đất và từ nước tưới nữa nên không cần quá lo lắng.

Trả lời:

Đặc điểm các cây cảnh này bạn cần trồng trong chậu có thể dùng giá thể hay dùng đất chuyên cho cây cảnh. Thông thường thì chỉ sau một thời gian ngắn cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy cần bón bổ sung cho các loại cây này cần đầy đủ cả đa, trung và vi lượng. Bạn có thể dùng NPK 16-16-16+TE, nếu trồng trong đất bạn chỉ cần bón mỗi lần 4-5g/ chậu, tùy thuộc vào chậu to hay nhỏ mà bạn điều chỉnh cho phù hợp, bón mỗi lần 1 tuần, có thể hòa nước tưới quanh chậu. Khuyến cáo sử dụng có chỉ dẫn trên bao bì và sử dụng kinh nghiệm cá nhân để điều chỉnh vì bạn chơi cây cảnh lâu nên rất có kinh nghiệm.

Trả lời:

Bí đỏ có thể trồng bò trên đất hay cho leo giàn đều được. Nếu bạn trồng làm thương phẩm thì chắc là bạn sẽ để bò trên đất.

1- Bón lót: Không thể quên phân hữu cơ các loại. Bí rất thích phân động vật: Bò, heo, gà, phân xác cá, phế thải lò mổ được ủ kỹ và ngay cả phân rác bạn ủ với 5% lân vẫn rất tốt. Mỗi hố 10-20 kg là được, nếu bạn có rơm rạ, cành lá cây rải đều trên luống cho bí bò lên sẽ rất tốt, giảm được bệnh phấn trắng.

2- Bón thúc trong tháng đầu dùng NPK STAVIN 20-20-15+TE bón 50-100g/ hố, 15-20 ngày bón 1 lần tưới đủ ẩm. Từ khi có hoa đậu trái bạn chuyển sang bón NPK STAVIN 18-4-22+TE. Mỗi hố bón 100-150g là vừa, chỉ bón vài đợt là đến lúc thu hoạch.

Trả lời:

Không có trái và có trái nhưng không đậu được là 2 hiện tượng khác nhau. Dừa của bạn không có trái nhất là các quầy ra sau.

Điều này có thể do mấy nguyên nhân:

a-  Dừa mới ra bói nên số hoa cho quả chưa nhiều, vụ sau mới cho trái nhiều

b- Hoa đực và hoa cái nở cách xa nhau nên hạt phấn mất sức nảy mầm

c- Thiếu côn trùng trợ giúp hay khi phấn nở thì bị mưa gió nhiều không thụ phấn được

d- Cũng có thể do dinh dưỡng bất cân đối, do quá thừa chất đạm… Tuy nhiên đó cũng chỉ là những vỏ đoán, chưa có đủ cơ sở để trả lời chính xác được.

Bạn thử dùng phân bón lá  để phun 2-3 đợt cho dừa. Mặt khác bạn bón vào gốc phân NPK STAVIN 18-4-22+TE, bón 300-500g/gốc, bón mỗi tháng 1 lần.

Trả lời:

Bạn cần dùng phân hữu cơ các loại (bao gồm phân heo, bò, gà, trùn quế, xác cá…) bón lót đều được.Nhưng nên dùng phân hoai mục. Trồng trên luống, đất có nhiều mùn, tơi xốp càng tốt. Liều lượng bón 2-3 tấn/1.000m2,

Sau đó bạn dùng phân NPK để bón. Bạn có thể dùng NPK STAVIN 20-20-15+TE, NPK 16-16-8+TE đều được

Trả lời:

Phân bón NPK STAVIN của Anh Kiệt phù hợp với nhiều loại cây ăn quả trong từng giai đoạn.

Các loại cây ăn trái sử dụng NPK STAVIN 20-20-15+TE, NPK STAVIN 16-16-8+TE hay NPK 19-19-19+TE đều rất phù hợp. Bạn nói cây còn nhỏ tức là đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa vào giai đoạn khai thác. Bón các loại này rất tốt. Ngay cả khi đã vào giai đoạn khai thác, bạn cũng vần dùng rất tốt. Lúc cây còn nhỏ thì liều bón ít  lại, ví dụ năm đầu mới trồng bón 70-100 g/cây, năm sau tăng lên 100-150 g/cây, 1-1,5 tháng bón 1 lần. Vào giai đoạn khai thác vẫn dùng các loại phân này, liều bón tùy loại cây, nếu mãng cầu bạn bón 100-150g/cây, nhưng mít, bưởi, chôm chôm thì liều 150- 250 hay 350 g/cây.

Bắt đầu đậu trái bạn có thể chuyển sang dùng NPK  STAVIN 18-4-23+TE có tỷ lệ kali cao hơn, quả ngọt hơn.

Trả lời:

Sau thu hoạch, bạn tỉa hết các cành khô, cành bị bệnh cho thoáng, dùng phân hữu cơ các loại hoai mục để bón, có thể phân bò, phân gà, heo, hay phân bạn ủ hoai mục đều được. Mỗi cây 15-20 kg có thể nhiều hơn càng tốt.

Sau đó bạn dùng phân NPK để bón:

Từ sau thu hoạch cho đến trước mùa hoa, bạn có thể dùng NPK STAVIN 20-20-15+TE  hay 16-16-8+TE, cũng có thể dùng NPK 19-19-19+TE để bón đều được. Mỗi lần bón từ 100-150g/cây, mỗi tháng bón 1 lần. Khi trái to bằng quả cau, hay bằng quả chanh, tiến hành ngắt bớt các quả đèo, quả xấu ngay cả quả tốt nhưng trên cành có nhiều quả, việc này làm sau khi đậu trái khoảng 20-25 ngày, sau đó tiếp tục rà lại để loại bỏ bớt quả xấu, chỉ để mỗi cây 40-50 quả là vừa. Từ đó bạn dùng NPK 18-2-22+TE để bón, mỗi lần bón 150-200 g/cây. Ngưng bón trước khi thu trái khoảng 20 ngày.

Trả lời:

Có và có rất nhiều. Dâu tằm cần số lượng lá, cành xum xuê, lá dày chứa nhiều chất dinh dưỡng cho tằm chống lớn và khỏe.

Bạn dùng NPK 16-16-8+TE đáp ứng tốt cho điều kiện này. Bạn có thể chỉ cần bón 1 loại phân này trong suốt năm, giá cả thì do đại lý gần nơi bạn ở quyết định. Vì họ tính cả chi phí vận chuyển và thuế nữa.

Trả lời:

Bạn dùng NPK STAVIN 18-4-22+TE, có thể bón từ lúc đậu trái cho đến trước khi thu 1 tháng, mỗi đợt bón 200-300g/cây tùy tình trạng trái trên cây nhiều hay ít. Bạn cũng có thể dùng NPK STAVIN 19-19-19+TE, liều bón tương tự như 18-4-22+TE.

Trả lời:

Bạn thu xong, tỉa cành tạo tán cho cây, tiếp đến bạn bón phân hữu cơ các loại. Bạn có loại gì bón loại đó. Nếu chỗ bạn đã có phân NPK STAVIN cải tạo đất thì bạn bón 1-2.5 kg/gốc thì sẽ không cần bón vôi và lân. Bạn có thể dùng phân NPK STAVIN 25-25-5+TE bón cho thời kỳ từ sau thu hoạch đến trước lúc ra hoa, mỗi đợt bón 300-400g/cây, cách 1-1,5 tháng bón 1 lần. Từ lúc ra hoa bạn bón NPK STAVIN 18-4-22+TE, 250-300 g/cây. Nếu không có 2 loại này bạn chỉ cần dùng NPK STAVIN 19-19-19+TE để bón cho cả năm, bón 250-300 g/cây, 1,5-2 tháng bón 1 lần

Trả lời:

Bạn có thể dùng một trong các lại phân sau đây:

1, NPK STAVIN 30-9-9, liều bón khoảng 200-350g/cây, tùy thuộc tình trạng cụ thể của cây cà phê để tăng giảm cho phù hợp.

2, Bạn cũng có thể dùng NPK STAVIN 20-20-15, liều bón cũng 200-350g/cây. Cứ 1-1,5, tháng bón lại 1 lần. Bón 2 lần

3, Sau cùng dùng NPK STAVIN 18-4-22 để bón cho hạt cà phê mập, chắc, chất lượng ngon. Bón 1-2 lần là ngưng chờ thu hoạch.

Trả lời:

Anh/chị không cung cấp rõ thông tin về giống, địa điểm canh tác, mùa vụ,… nên cũng không thể tư vấn cụ thể được. Tuy nhiên, sản xuất lúa thương phẩm anh/chị có thể áp dụng quy trình bón phân NPK STAVIN như sau:

– Bón thúc đợt 1 (7-15 ngày sau cấy): 130-170 kg NPK STAVIN 20-12-7

– Bón đón đòng : 50-75 kg phân NPK STAVIN 18-4-22

Đây là 2 đợt bón phân, quan trọng nhất cho cây lúa sinh trưởng và đạt năng suất tốt. Đây là sản phẩm được nghiên cứu sản xuất chuyên cho cây lúa nên lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cây.

Tùy theo điều kiện đất đai, thời tiết anh/chị tăng hoặc giảm lượng phân bón cho phù hợp.

Trường hợp gieo lúa xong rồi tháo khô nước thì có nguy cơ cỏ dại, chuột cắn phá hạt giống nhiều hơn. Để bón phân hiệu quả nên thay nước mới trước khi bón phân, mặc dù phân bón STAVIN của Anh Kiệt không dễ bị rửa trôi, nhưng anh/chị cũng cần giữ khoảng 5 ngày mới tháo nước tránh tình trạng cỏ dại, chuột cắn phá hạt giống.

Trả lời:

Sau thu hoạch cây trồng cần nhiều dưỡng chất để phục hồi và cho trái vụ tiếp theo,

Trước tiên anh/chị cắt tỉa vườn cây, nâng cao pH, bón phân hữu cơ ủ hoai mục cùng với phân vô cơ. Phân vô cơ (NPK) anh chị có thể sử dụng 1 trong các sản phẩm sau: NPK STAVIN 25-25-5, NPK STAVIN 20-20-15

Cách sử dụng: Trộn chung với phân hữu cơ bón vào rãnh theo hình chiếu tán cây, liều lượng 200-300 kg/ha.

Trả lời:

Nghệ đen là cây lấy củ nên trước hết cần phải làm đất thật tới xốp và thoát nước tốt, tránh ngập úng. Anh/chị bổ sung thêm phân hữu cơ vào đầu vụ trước khi trồng.

Phân bón: Bón lót và thúc cây ra lá anh chị sử dụng sản phẩm NPK STAVIN 25-25- 5, bón thúc củ to và nhiều sử dụng sản phẩm NPK STAVIN 18-4- 22

Trả lời:

Sau thu hoạch anh/chị nên tiến hành cắt tỉa để tạo tán và kích thích cành mới. Nếu có điều kiện nên xới gốc theo tán, sâu 5-7cm sau đó bón phân hữu cơ (5-10kg/gốc) + NPK STAVIN 25-25-5 hoặc 20-20-15 (150-200g/gốc). Tưới nước giữ ẩm và tiếp tục chăm sóc để cây phát triển tốt.

Định kỳ bón phân 1-1,5 tháng/lần có thể sử dụng NPK 20-20-15 hoặc 16-16-16 liều lượng 150-200 g/lần.

Đặt câu hỏi cho chúng tôi