Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế ngọt

Khế là một trong những loại trái cây có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Đặc biệt đảm bảo an toàn, lành tính được nhiều gia đình ưa chuộng. Không cần một diện tích đất trồng quá lớn, chỉ cần thoáng đãng là bạn đã có thể trồng và chăm cây. Đó là lý do hiện nay, rất nhiều người trồng cây tại nhà. Vừa góp phần làm đẹp cho sân vườn, vừa được thu hái trái cây ngon ngọt, tốt cho sức khỏe. Vậy làm sao để cây luôn xanh tốt, khỏe mạnh, sai trĩu quả ăn quanh năm ăn không hết?

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế nhé!

1. Làm đất

– Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi. Đất tốt đào hố kích thước là 0,6×0,6×0,6 m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8 m.

2. Thời vụ

Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn…

3. Bón phân

Giai đoạn 3 năm đầu: Mỗi năm cần bón thúc cho Khế 200 đến 400g NPK STAVIN mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có).

Giai đoạn từ sau 3 năm trở đi: Bạn bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục, 1 đến 2kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

Đặc biệt chú ý, với những Cây Khế lớn cho nhiều quả bón 2-3kg phân NPK STAVIN/cây, chia ra 3-4 lần trong năm, cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây khế

4. Chăm sóc

Tưới nước và làm cỏ

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. Đặc biệt, bạn cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ và phòng trừ cỏ dại: Bạn có thể phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Tỉa cành, tạo tán

Cây Khế Ngọt phát triển nhanh, bạn cần chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính vì có thể làm nứt vỏ.

Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng, bạn cần bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây khế

5. Phòng trừ sâu bệnh

– Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi đục trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng thuốc trừ sâu tự chế.

– Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại.

– Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.

Sau khi thu hái hết lứa trái khế ngọt cuối cùng ta dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo, nhổ cỏ, đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất. Bón phân hồi sức cho cây bằng phân bò hoai mục. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây khế

6. Thu hoạch

Sau giai đoạn ra hoa 100 ngày thì quả khế bắt đầu chín. Có thể phan biệt được mức độ chín dựa vào màu sắc và các múi của quả khế. Không nên hái khế khi quá xanh bởi quả sẽ không chín sau thu hoạch, chất lượng giảm. Những múi khế rất mọng nước nên dễ dập nát, vì vậy cần thu hoạch bằng tay. Thu hoạch trên cao thì cần dụng cụ chuyên biệt để hái. Để bảo quản quả khế được lâu hãy dùng túi xốp để bao bọc trước khi vận chuyển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ