Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thị

Cây thị đã là biểu tượng gắn bó khá thân thuộc với người dân chúng ta. Cây thị xuất hiện trong câu chuyện cổ tích cũng như trong đời sống hiện tại. Cây được dùng để lấy quả vừa có tác dụng làm cây bóng mát. Nhiều người còn sợ cách trồng cây gây nhiều khó khăn và chưa hiểu rõ về kỹ thuật trồng cây như nào cho đúng.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thị nhé!

1. Làm đất

Đất trồng thị là ku đất thoáng, đất cao và không được ngập úng. Trước khi trồng thì khâu đào hố và chuẩn bị bón lót cho cây cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đất trồng cần tơi xốp thoát nước tốt.

2. Thời vụ

Thị có thể được trồng quanh năm, nên trồng vào mùa mưa để hạn chế việc tưới nước.

3. Cách trồng

Sau khi cho cây xuống hố, bỏ bọc và để cây ở chính giữa hố, lấp đất kín, lèn chặt và nên ủ gốc bằng rơm rạ, để giữ ẩm cho gốc. sau đó cần chằng chống cẩn thận.

4. Bón phân

Thị là cây cần bón ít, nhưng việc bón phân cho cây cũng khá cần thiết để cây phát triển tốt và cho trái nhiều.

5. Chăm sóc

Cây thị có đặc tính là một cây ưa sáng. Do đó, nên trồng loại cây cảnh to này trong điều kiện đủ ánh sáng và ánh mặt trời. Tuy sống ở những chỗ thiếu ánh sáng, cây vẫn phát triển được. Nhưng do không được quang hợp đầy đủ nên cây thường bé và có dáng không đẹp.

Do cây là loài không ưa nước nên cần trồng ở những vùng đất cao, tránh chỗ đất ngập úng.

Trong giai đoạn đầu mới trồng, cây nên chăm tưới nước 3-4 lần/tuần. Không cần thiết tưới cây quá nhiều lần. Cây được tưới quá nhiều nước có thể rơi vào tình trạng ngập úng, rất dễ bị chết cây.

Cây nên được tưới vào buổi sáng sớm. Đặc biệt, không được tưới cây và lúc trưa nắng. Làm như vậy không giúp cây có đủ nước mà thậm chí sẽ làm hại ngược lại cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cũng giống như các loại cây khác, thị thường bị các loài sâu bệnh gây hại. Có thể là rệp muội sống tụ tập trên bề mặt lá, hoặc là sâu xanh, sâu khoang.

Thị cũng có thể mắc bệnh cây do các yếu tố ngoại cảnh hay do vi sinh vật trong cây gây ra làm biến đổi các chức năng sinh lý của nó. Bệnh không truyền nhiễm có thể do thiếu hoặc thừa nước, thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng hoặc do điều kiện môi trường. Hoặc nó cũng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại nấm, vi khuẩn hay virus có hại gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ