Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm

Cây hồng xiêm mang lại hương vị ngọt thơm rất riêng, khó có thể nhầm lẫn với bất kì loại trái cây nào khác. Thế nên, khi vào mùa vụ thì có rất nhiều người tiêu dùng ưu tiên chọn mua và thưởng thức. Bởi lẽ đó, hồng xiêm trở thành loại cây làm kinh tế cho năng suất cao ở nhiều địa phương. Vậy nhưng, đặc điểm, năng suất cây hồng xiêm cụ thể là gì?

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm nhé!

1. Làm đất

Cây hồng xiêm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, hồng xiêm sẽ phát triển tốt và cho nhiều trái nếu được trồng trên đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

2. Thời vụ

Thời vụ trồng cây hồng xiêm thích hợp nhất đối với miền Bắc vào vụ xuân tầm khoảng tháng 2, tháng 3 bởi lúc này thời tiết và ẩm độ đều tốt. Còn ở phía Nam, ta nên trồng hồng xiêm vào mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5.

3. Cách trồng

Trước khi trồng cây, cần tiến hành thiết kế vườn trồng, dọn sạch tàn dư nông nghiệp, làm sạch cỏ dại và cày bừa đất thật kỹ. Sau đó đào hố trồng với kích thước 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm, những khu vực thấp trũng cần làm mô cao hoặc đào rãnh thoát nước.

4. Bón phân

Bổ sung phân bón định kỳ với liều lượng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây. Hàng năm nên bổ sung dinh dưỡng cho cây khoảng 0,2-0,6kg NPK STAVIN/ gốc cây, chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Cây trong giai đoạn mang quả, bón bổ sung thêm phân chuồng hoai mục từ 20 – 50kg/gốc. Lưu ý bón phân khi đất ẩm, bón theo hình chiếu của tán cây, xới nhẹ lớp đất mặt trước khi bón giúp rễ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây hồng xiêm

5. Chăm sóc

Thời gian đầu mới trồng, thường xuyên tưới nước cho cây. Sau đó, có thể tưới 1 tuần 2 – 3 lần.

Thông thường cây hồng xiêm cho 5 – 6 đợt trái/năm, vì vậy bạn cần bổ sung sau mỗi đợt thu hoạch trái 30 ngày là thích hợp nhất. Bạn cũng có thể bón thêm phân vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Phân bón có thể là phân hữu cơ hoặc NPK đều được.

Thường xuyên làm cỏ cho cây. Mỗi năm vun xới từ 2 – 3 lần.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm

6. Phòng trừ sâu bệnh

Tuy hồng xiêm xoài có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng khi đã trồng với số lượng lớn thì nguy cơ cây bị nhiễm sâu bệnh càng tăng cao. Một số sâu bệnh hại chính trên cây hồng xiêm xoài nói riêng cũng như hồng xiêm nói chung phải kể đến như rệp, ruồi đục quả, ngài, bệnh đốm thân, đốm lá,…

Rệp hại cây hồng xiêm chủ yếu trên lá, hoa và quả non, hút hết dịch lá và là môi giới truyền bệnh nguy hiểm. Khi mật độ gây hại tăng cao có thể sử dụng các chế phẩm sinh học, phun với nồng độ gấp đôi, liên tục 20 ngày/1 lần. Hoặc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) phun đều lên cây.

Ruồi hại quả gây ảnh hưởng lớn đến năng suất mùa vụ. Cần hủy bỏ những quả bị tấn công, thu gom quả rụng, đem ra khỏi khu vực vườn cây, rải vôi và chôn thật cẩn thận. Sử dụng bẫy bả để dẫn dụ ruồi với 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đặt 1 – 2 bẫy/ 1 ha, bẫy treo tại vị trí cách mặt đất khoảng 1m, 5 – 7 ngày tiến hành thay bả 1 lần.

Ngài hại lá, hoa và có thể xuất hiện quanh năm và gây hại mạnh nhất khi cây xuất hiện cành non. Phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật như Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) tiến hành phun vào trước lúc hoa nở.

Đốm cành, đốm lá: Đối với bệnh đốm lá, đốm cành nên phòng trừ bằng các loại thuốc gốc đồng như hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc 0,3% hoặc quét vôi xung quanh phần gốc cây để hạn chế nấm bệnh.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng xiêm

7. Thu hoạch

Ở miền Bắc hồng xiêm sau khi thụ phấn tới khi quả chín khoảng 8 – 10 tháng, trong khi đó ở miền Nam chỉ cần 4 – 6 tháng. Tiêu chuẩn xác định độ già để thu hái là: Cuống quả nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có. Bổ đôi quả thấy thịt quả đã chuyển màu nâu vàng là có thể thu hoạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ