Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lê

Dưa lê là loại quả có vị ngọt mát, được người tiêu dùng ưa chuộng và mua nhiều về ăn giải nhiệt vào mùa hè. Dưa lê ngọt là giống cây trồng ngắn ngày, không đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật và cũng không quá tốn công chăm sóc, nhu cầu thị trường lại cao.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lê nhé!

1. Làm đất

Dưa lê trồng ở ruộng chân đất chủ động tưới tiêu, đất có tầng canh tác dày, tốt nhất là đất thịt nhẹ và cát pha. Đất phải được cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột/sào trước khi lên luống 10 – 15 ngày, lên luống cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30cm.

– Nếu để cây dưa bò trên mặt đất thì lên luống rộng 1,2 – 1,5m, cây cách cây 0,5 – 0,6m, trồng 1 hàng ở giữa luống đảm bảo mật độ từ 500 – 600 cây/sào.

– Nếu trồng để cây leo giàn: lên luống rộng 1 – 1,2m, mật độ trồng 1200 – 1300 cây/sào, trồng 2 hàng/luống, với khoảng cách cây cách cây 35 – 40cm, hàng cách hàng 70 – 80 cm.

Sử dụng màng phủ nilon để che bề mặt luống dưa nhằm giảm bốc thoát nước, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón đồng thời bảo vệ quả.

2. Thời vụ

Tuỳ vào điều kiện thời tiết mà thời vụ trồng dưa lê ở miền Nam, miền Bắc cũng có sự khác nhau:

Thời vụ trồng dưa lê ở miền Nam:

Ở miền Nam có thể trồng dưa lê quanh năm, do trồng trong nhà màng. Ở miền Nam, điều kiện canh tác, thời tiết và vụ mùa trồng dưa lê khắt khe hơn so với các loại cây trồng khác. Kỹ thuật trồng dưa lê cũng là điều khá mới mẻ với người nông dân.

Thời vụ trồng dưa lê ở miền Bắc:

Dưa lê miền Bắc thích hợp nhất là vào tháng 2 – tháng 9 dương lịch. Sau tiết lập xuân là thời điểm trồng dưa lê cho sản lượng và năng suất cao nhất. Hạn chế trồng khi thời tiết nắng nóng hay mưa nhiều.

3. Cách trồng

Nên làm bầu gieo hạt để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc giai đoạn đầu, tăng độ đồng đều của cây. Đất gieo hạt dưa chọn loại đất tốt, phơi ải, trộn đều với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3:1 rồi đưa vào khay bầu. Vỏ bầu có thể bằng khay xốp, khay nhựa hoặc bầu túi nilon chuyên dụng hay có thể làm bầu như làm bầu ngô.

Lượng giống cho 1 sào 360m2: 15 – 20 gam; hạt trước khi gieo ngâm nước khoảng 3 – 5 giờ, sau đó vớt ra ủ vào khăn vải bông đến nứt nanh đem gieo 1 hạt/bầu. Khi cây đạt 1 – 2 lá thật (6 – 8 ngày sau gieo) thì đưa ra ruộng trồng.

4. Bón phân

Dưa lê cần được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng phân bón trong các thời điểm bón khác nhau sẽ khác nhau.

Bón lót: Tiến hành rạch một đường thẳng cách gốc dưa 20cm và song song với gốc dưa. Bón phân NPK STAVIN vào rãnh vừa rạch.

Bón thúc: Sau khi cây bắt đầu ra lá thật, bón phân kết hợp vun xới đất để cây có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng nuôi cây.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây dưa lê

5. Chăm sóc

Khi cây ra 5-6 lá thật cần bấm ngọn để cây nhanh ra nhánh con, chỉ giữ lại 3-4 nhanh con to nhất.

Khi nhánh con phát triển được 15-16 lá cần tiếp tục bấm ngọn giúp nhánh cháu nhanh ra

Bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4, chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi

Nhánh cháu để quả giữa 2 lá rồi phải bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả

Mỗi cây chỉ để từ 7-10 quả, không nên để quá nhiều, tránh làm cây cằn cỗi và quả không được to

Chỉ lên tỉa nhánh bấm ngọn vào buổi sáng, tránh làm mầm bệnh xâm nhập và lây lan qua các vết bấm

Từ khi trồng cây đến trước khi cây ra hoa, chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh.

Khi cây chuẩn bị ra hoa phải giảm lượng nước tưới để cây dễ đậu quả

Sau 5-7 ngày kể từ khi cây nở hoa, phải duy trì lượng nước tưới đều đến trước khi thu hoạch 10 ngày, phải giảm lượng nước tưới để dưa không bị ỏng nước, tăng độ ngọt cho quả

Trong quá trình chăm sóc, nên dùng lá dưa để che quả lại, đảm bảo không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên quả dưa, tránh làm mất màu và xuất hiện vân xanh, gây mất thẩm mĩ, giảm giá trị dưa

Khi dưa lê chín sẽ có mùi thơm kích thích côn trùng bay đến hút dịch, cần phải kê kích quả ngày từ khi còn xanh để phòng tránh

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lê

6. Phòng trừ sâu bệnh

Phun Tau-Fluvalinate 25%Ec (Marvik) để diệt bọ trĩ hoặc Bendiocard 50% Wp

Tưới vào gốc Benlate, Copperb 23%, Ridomil, Aliette 80Wp để chữa bệnh chảy nhựa thân

Bón vôi luân canh với cây trồng và phun phòng định kì Topsin, Ridomil để phòng tránh bệnh thối gốc nở cổ rễ

Phun luân phiên 5-7 ngày/lần bằng Ridomil MZ nồng độ 400, Metitran 80% nồng độ 500 để trừ bệnh sương mai

Nếu cây mắc bệnh phấn trắng, cần phun thuốc Benlate 0,01% hoặc Topsin 0,1%, Anvil… để tiêu diệt bệnh

Phun Antrcol 70Wp 7-10 ngày/lần để diệt bệnh thán thư

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây dưa lê

7. Thu hoạch

Chỉ khoảng 60 ngày từ lúc trồng là dưa lê đã cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sau khi bà con thu hoạch xong nên xếp dưa vào nơi thoáng mát từ 1-2 ngày để dưa xuống nước, tăng vị ngọt của quả dưa. Nên thu hoạch và xếp dưa nhẹ tay ở nơi thoáng mát, tránh làm dập, giảm giá trị quả dưa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ