Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu

Cây mãng cầu xiêm hay còn được gọi là mãng cầu gai là loại cây cho năng suất cao, dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây sống và phát triển tốt ở những vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ không quá lạnh rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm.

Cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu nhé!

1. Làm đất

Mãng cầu xiêm có thể mọc trên bất kỳ loại đất nào nhưng chúng ưa thích đất thoát nước tốt và đất tơi xốp, giàu mùn và độ phì nhiêu cao.

Độ pH thích hợp cho mãng cầu xiêm phát triển là từ 6.0-6.5.

Mãng cầu xiêm không chịu được đất úng do đó kết cấu như đất sét, đất thoát nước kém không thích hợp cho trồng mãng cầu xiêm. Chúng phát triển tốt trên các loại đất cát pha và đất thịt pha.

Đất trước khi trồng cây nên cuốc tơi, dọn sạch cỏ và phơi ải dưới ánh sáng mặt trời để loại bỏ một số vi sinh vật gây bệnh trong đất. Nếu nguồn đất kém dinh dưỡng cần tiến hành bổ sung thêm phân hữu cơ vào đất.

2. Thời vụ

– Vụ mùa trồng:

+ Mùa thuận: Từ tháng 6 – tháng 9 dương lịch.

+ Mùa nghịch: Từ tháng 1 – tháng 3 dương lịch.

3. Cách trồng

Đặt cây ghép gốc bình bát xuống hồ đất sau đó vùi đất thịt xung quanh chắc chắn sau đó tươm đẫm nước cho cây.

Đối với cây ươm bằng bầu, tháo bầu nhẹ nhàng, đặt chính giữa gốc, lấp đất xung quanh tạo thành một mô đất cao 10cm. Mỗi năm sẽ tiến hành bồi mô theo bán kính của tán lá.

4. Bón phân

Việc bón phân định kì cho cây mãng cầu xiêm là điều nên làm nếu như muốn năng suất và chất lượng của cây tăng cao. Thời kì cây được trồng năm đầu tiên bạn nên tiến hành định kì năm 3 lần bón phân cho cây mỗi lần cách nhau 3 tháng. Loại phân bón định kì cho cây thì hàng năm mỗi gốc chọn bón 15 kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK STAVIN. Sau khi bón quanh gốc bạn tưới nước luôn để phân tan ngấm vào trong đất.

Những năm sau bạn bón tăng lượng phân lên 15% và năm nào cây sai quả thì tăng thêm lượng phân lên 20%.

Bên cạnh việc bón phân thì định kì bạn cũng cần nhổ cỏ và vun gốc cho cây.

Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho cây mãng cầu

5. Chăm sóc

Tưới nước

Mãng cầu ta tuy sống ở nhiệt độ cao, khả năng chịu hạn tốt nhưng để cây sai nhiều trái cần tưới đủ nước. Nếu trồng vào đầu mùa mưa, bà con không cần tưới quá nhiều. Tháng mùa khô, tưới mỗi ngày một lần khi cây chưa ra trái.

Chú ý khi cây đang mang trái non cần tưới đủ nước, nếu thiếu nước cây sẽ bị rụng lá và rụng trái, quả nhỏ. Thời điểm ra trái nếu vào mùa khô thì tưới 2 – 3 lần/tuần.

Nếu trồng mãng cầu gai ghép gốc bình bát thì bà con có thể sử dụng nước ở độ mặn dưới 11‰ để tưới cho cây. Nhìn chung, đây là loại cây ăn quả khá dễ tính.

Quản lý cỏ dại

Mãng cầu xiêm là cây tiểu mộc cho quả lâu năm, cây có thể cao từ 6 – 8m nên cỏ dại hầu như không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, giai đoạn đầu và thời điểm bón phân, bà con cần có biện pháp làm sạch cỏ để tránh cỏ dại hút hết chất dinh dưỡng cây trồng.

Tỉa cành tạo tán

Trong kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm, muốn cho nhiều trái, năng suất vượt trội, bà con cần tỉa cành, tạo tán theo độ tuổi của cây.

Thời kỳ đầu khi chưa ra trái: cắt tỉa tạo bộ khung và định hình tán cho cây. Mỗi cây chỉ nên để từ 3 – 4 cành.

Tiếp tục khi mỗi cành phát triển, bà con bấm ngọn để tạo tán cấp 1, tán cấp 2, 3 giống ngư trong kỹ thuật trồng bưởi da xanh. Việc tỉa bớt cành và tạo tán sẽ giúp tập rung dinh dưỡng vào bộ cành lớn của cây, kích thích ra nhiều quả, dễ thu hái.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây mãng cầu

6. Phòng trừ sâu bệnh

Cây mãng cầu xiêm tuy dễ trồng và chăm sóc nhưng cũng bị một số sâu bệnh gây hại tàn phá làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Do đó, bà con cần thường xuyên quan sát để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan ra cả vườn.

Một số bệnh thường gặp như:

Bệnh thối rễ:

Bệnh này do nấm và tuyến trùng gây ra. Cây bị bệnh sẽ nhanh suy yếu, lá vàng úa, rụng lá, cây sẽ chết dần dần. Bộ rễ bị hoại tử. Bệnh này tấn công từ rễ vào gốc làm cây chết từ trong ra ngoài. Với những cây đã chết hoặc quả rụng do bệnh, bà con nên đào hồi chôn.

Đồng thời sử dụng nấm Paecilomyces spp chế phẩm sinh học Trichoderma kết hợp với phân chuồng đã ủ hoai mục để bón cho cây. Liều lượng bón từ 20 – 100g tùy vào tuổi thọ của mỗi cây. Ngoài ra, bà con có thể phun thuốc Funomyl, Topsin khoảng 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa để phun cho cây, phòng trừ sâu bệnh.

Bệnh thán thư:

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Cây bị bệnh sẽ bị thối mềm trên nhánh, lây lan sang quả. Đặc biệt bệnh này lây lan nhanh vào mùa mưa.

Để phòng bệnh, bà con cần cắt tỉa cây để tạo sự thoáng mát giúp cây quang hợp tốt. Những cây chết, quả rụng cần tiêu hủy để tránh lây lan. Có thể chôn hoặc đốt.

Biện pháp xử lý: Sử dụng nấm Paecilomyces spp chế phẩm sinh học Trichoderma kết hợp với phân chuồng đã ủ hoai mục để bón cho cây. Liều lượng bón từ 20 – 100g tùy vào tuổi thọ của mỗi cây.

Đồng thời tiến hành phun thuốc: Dùng thuốc Binhnavil 50SC (Carbendazim): 0,4 – 0,5 kg/ ha pha với 600-800 lít nước phun đều cho 1 ha. Không phun khi trời đang nắng to hoặc mưa to. Không phun trước khi thu hoạch 20 ngày.

Rầy mềm, rệp sáp, ruồi đục lá:

Ngoài ra còn một số loại rầy, rệp, sâu bệnh hút nhựa ở trái làm trái làm ảnh hưởng đến năng suất, tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển.

Bà con dùng Bi 58 40 EC(Dimethoate) pha với nước theo tỉ lệ 25-30 ml/ bình 8 lít, liều lượng 1,0-1,5 lít/ ha. Phun ướt hết thân và lá. Ngừng phun trước khi thu hoạch ít nhất 14 ngày.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây mãng cầu

7. Thu hoạch

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm thì từ thời điểm thụ phấn đến khi thu trái sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng.

Cắt cả phần cuống bên trên, thu hoạch nhẹ nhàng tránh làm quả bị dập nát.

Thực hiện đúng kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm trên đây, bà con sẽ có một vườn cây ăn quả năng suất vượt trội, quả to và đồng đều cho hiệu quả kinh tế cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ