Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tỏi

Cây tỏi là loại cây được sử dụng phổ biến hiện nay. Không chỉ làm gia vị mà tỏi còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Có khả năng phòng chống bệnh ung thư. Hiện nay rất nhiều hộ nông dân đã chuyển sang canh tác tỏi. Tuy nhiên nếu bà con không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc cây tỏi thì cây sẽ không đạt năng suất cao.

Hãy cùng NPK STAVIN tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tỏi sao cho đạt được năng suất cao.

1. Làm đất

Chọn loại thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Độ pH thích hợp 6,0 – 6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.

– Làm đất: Đất làm kỹ, lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luốn, rạch hàng bốn phân. Mỗi luống trồng 5 – 6 háng, khoảng cách hàng 20cm.

2. Thời vụ

Mùa vụ thích hợp cho tỏi là: Trồng vào tháng 9 – 10, thu hoạch củ vào tháng 1 – 2.

3. Cách trồng

Bạn trồng tỏi bằng từng nhánh, mỗi nhánh tỏi cho ra một cây. Bạn nên chọn những nhánh to, mập mạp nhất để cho củ to. Trước khi trồng vài giờ, bạn nên ngâm củ tỏi giống vào nước, có pha 1 thìa baking soda và 1 thìa rong biển để ngăn ngừa bệnh nấm mốc cho tỏi. Sau đó, bạn đem tỏi đi gieo trên đất.

4. Bón phân

Phân hữu cơ chỉ dùng loại phân chuồng đã qua xử lý, ngâm ủ. Tuyệt đối không được sử dụng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây.

Nên sử dụng phân bón NPK STAVIN chăm sóc cây trồng để mang lại kết quả cao nhất và thân thiện với môi trường.

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho cây tỏi

5. Chăm sóc

Tưới nước và bón phân: Bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là kết hợp bón thúc phân đạm và kali để cho cây nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Phòng trừ sâu bệnh: Các loài côn trùng và sinh vật khác có thể làm gây hại đến tỏi, chính vì vậy bạn nên phun thuốc định kỳ, rắc tro bếp cho cây để tránh bệnh sương mai. Đồng thời, khi cây xuất hiện các bệnh khác thì cần cách ly những củ bị bệnh và phun trừ sâu.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu hại

+ Sâu đục thân: Sâu non thường tấn công bẹ lá, một thời gian hóa nhộng trong đất. Khi trưởng thành, chúng đục vào thân củ trước khi thu hoạch. Điều này dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập gây thối rễ, lá úa, thậm chí là chết cây.

+ Sâu xanh da láng: Sâu non thường để lại mảng trắng trên lá khi chúng cắn phá lớp biểu bì của lá. Khi trưởng thành, chúng dài khoảng 10 – 15mm, màu xanh lục bóng, có 2 sọc vàng nâu bên thân. Lúc này, sâu xanh da láng sẽ cắn phá hết phiến lá và ăn trụi mầm lá non.

Các loại bệnh hại

+ Bệnh thối nhũn: Củ bệnh thường có dấu hiệu thâm đen, có vòng đồng tâm, có dịch trắng, thậm chí là thối rữa, mùi khó chịu. Rễ cây cũng bị thối và lá héo dần khiến cây chết.

+ Bệnh sương mai: Bệnh biểu hiện ở lá già có màu xanh nhạt và lớp nấm màu trắng. Khi lá chuyển sang màu hơi đỏ tức là bệnh nghiêm trọng, lan rộng và gây ảnh hưởng tới củ.

+ Bệnh khô đầu lá: Dấu hiệu của bệnh là trên thân và lá tỏi có vết bệnh hình bầu dục màu xám trắng, sau đó chuyển sang màu nâu vàng. Sau một thời gian, cây tỏi bị khô héo và chết dần.

7. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch tỏi là quan sát thấy lá gốc tàn và lá ngọn bắt đầu khô héo. Theo các chuyên gia ước tính, sau khi trồng khoảng 125 – 130 ngày là có thể thu hoạch tỏi. Cách thu hoạch là nhổ cả củ, giũ sạch đất và bó thành từng bó nhỏ.

Nếu bạn muốn có tỏi giống cho vụ sau thì thu hoạch sau khoảng 140 ngày. Sau đó, chọn những củ có từ 10 – 12 nhánh, mỗi nhánh đều to, chắc và không có sâu bệnh.

Tỏi sau khi thu hoạch cần được bảo quản cẩn thận thì mới sử dụng được lâu dài. Cách bảo quản tỏi khá đơn giản, chỉ cần đem treo ở những nơi thoáng mát, không ẩm ướt là được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ