Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây củ cải trắng

Củ cải trắng là một loại cây khá dễ trồng, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chăm sóc mà lại cho năng suất cao. Hiện nay, có rất nhiều nhà vườn chuyển sang trồng củ cải trắng và cho kết quả rõ rệt. Tuy nhiên không phải vùng nào, mùa nào cũng trồng được củ cải trắng đạt năng suất, chất lượng tốt.

Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc củ cải trắng như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng với NPK STAVIN tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây củ cải trắng nhé!

1. Làm đất

Đất trồng được lựa chọn nên là loại đất phù sa chứa nhiều mùn là thích hợp nhất. Ngoài ra thì đát thịt hoặc cát pha đảm bảo tơi xốp, chứa nhiều mùn, khả năng thoát nước tốt luôn được tin dùng. Lúc đó quá trình phát triển của loài cây lấy củ như củ cải có được hiệu quả như ý.

Bên cạnh đó, đất trồng cần đảm bảo ở khu vực tránh xa nơi có chất thải, có tồn dư hóa chất độc hại, hay kim loại nặng, hoặc gần đường quốc lộ,… Qua đó củ cải có khả năng lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất cao và thành phẩm chất lượng, an toàn.

Đối với đất trồng yêu cầu cần tiến hành xới sâu, phơi ải tối thiểu 1 tuần trước khi trồng. Sau quá trình phơi ải thì việc làm tơi, loại bỏ toàn bộ cỏ dại, sỏi đá nếu có để trồng củ cải thuận lợi, thành công như yêu cầu.

Quá trình làm luống cần thực hiện đầy đủ trước khi bắt đầu trồng củ cải. Luống có chiều rộng khoảng 1.2 – 1.5m, rãnh khoảng cách là 30 – 40cm, độ cao của từng luống khoảng từ 15 – 20cm cho vụ thu đông và chiều cao 20 – 25cm cho vụ xuân hè. Bên cạnh đó, tiến hành bón lót là khâu quan trọng cần thực hiện để bổ sung thêm dinh dưỡng, đảm bảo việc trồng củ cải có được hiệu quả cao.

2. Thời vụ

Củ cải trắng là loại rau củ dễ trồng, có khả năng thích nghi được với hầu hết các điều kiện thời tiết nên có thể đưa vào trồng quanh năm. Cụ thể thời vụ trồng của củ cải chính là:

Vụ chính bắt đầu gieo hạt vào thời điểm tháng 8 – 9.

Vụ muộn thời điểm gieo hạt từ khoảng tháng 10 – 11.

Vụ xuân hè thời điểm gieo hàng thường từ tháng 2 – 4.

3. Cách trồng

Thông thường củ cải được trồng trực tiếp từ hạt trên luống và không cần trồng cây con sau khi hạt giống đã nảy mầm. Việc gieo hạt sau khi thực hiện, cây con mọc lên tùy thuộc vào tốc độ phát triển chúng ta có thể tỉa cây ở từng hốc đã gieo trước đó. Với mỗi hốc có từ 2 – 3 hạt sẽ tạo nên 2 – 3 cây con thì lựa chọn cây có tố chất, phát triển khỏe mạnh nhất để lại.

Mỗi hốc để lại một cây tốt nhất để chăm sóc thuận lợi, cung cấp đủ không gian, đủ điều kiện để củ cải phát triển củ thành phẩm đạt chuẩn.

4. Bón phân

Tiến hành bón lót cho đất trước khi trồng củ cải chúng ta sử dụng phân hữu cơ trộn đều với đất. Việc bón lót cần tiến hành trước khi gieo hạt từ 1 – 2 ngày. Bên cạnh đó, chúng ta có thể cân nhắc dùng phân NPK chuyên dùng để thay thế cho từng loại phân để việc bón lót được thực hiện tốt.

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho cây củ cải trắng

5. Chăm sóc

Quá trình chăm sóc củ cải sau khi trồng khá đơn giản mà chúng ta có thể tiến hành được. Trong đó những yêu cầu cơ bản và quan trọng cần đảm bảo chính là:

Vun xới

Để cây cho củ to, mã sáng thì việc phủ rơm rạ ngay khi trồng là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc duy trì độ ẩm vừa phải thì tiến hành vun xới cho luống cần thực hiện kết hợp với những lần bón phân. Cụ thể là:

Vun xới lần 1 vào thời điểm khi cây có từ 3 – 4 lá thật bằng cách xới nhẹ, làm sạch toàn bộ cỏ dại và kết hợp tỉa cây.

Vun xới là 2 vào thời điểm cây bắt đầu phình củ bằng cách tải cây kết hợp cùng với cun đất cao che phần củ.

Quá trình vun xới cần tiến hành một cách cẩn trọng, đảm bảo không xới vào sát gốc có nguy cơ làm đứt rễ, long gốc. Từ đó cây kém phát triển, thậm chí là chết ảnh hưởng tới năng suất sau cùng.

Tưới nước

Đặc trưng của củ cải trắng là loài cây ưa ẩm song lại không chịu được tình trạng ngập úng. Bởi thế, đảm bảo cung cấp lượng nước vừa phải, chú ý tới thoát nước hiệu quả để tránh ngập úng có khả năng tác động tiêu cực tới rễ và củ.

Duy trì độ ẩm thích hợp sau khi gieo hạt giúp củ cải nảy mầm nhanh và đều. Sau khi cây con đã phát triển thì tùy thuộc vào độ ẩm của đất chúng ta cân đối việc tưới nước với lượng hợp lý nhất. Đảm bảo nước tưới sử dụng là nước sạch, không có tình trạng bẩn, ô nhiễm.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây củ cải trắng

6. Phòng trừ sâu bệnh

Đối với củ cải trắng khi trồng thì bệnh lở cổ rễ là bệnh hại thường xuất hiện nhất. Ngay khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng sử dụng thuốc đặc trị phun vào cây để đẩy lùi bệnh hại tác động tiêu cực tới quá trình phát triển, cho củ.

Khi cây đã lớn thì tình trạng sâu xanh, bọ nhảy hay rệp sẽ xuất hiện. Việc phòng trừ cho diện tích nhỏ có thể bắt bằng tay, hoặc sử dụng các loại bẫy bả sinh học, thuốc trừ sâu chuyên dụng đảm bảo giải quyết sâu bệnh nhanh chóng.

Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh cho cây củ cải trắng

7. Thu hoạch

Kỹ thuật trồng củ cải trắng ở từng vụ khác nhau sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Vụ Xuân Hè cho thu hoạch chỉ sau 25 – 35 ngày sau gieo trồng, củ thường bé và có vị đắng, đối với cây củ cải trồng vụ này thường ăn cả lá và củ. Vụ chính từ tháng 8 – 9 cho thu hoạch từ 60 – 70 ngày sau trồng với năng suất đạt trung bình. Vụ muộn gieo trồng từ tháng 10 – 11 cho thu hoạch sau 80 – 100 ngày sau trồng, là vụ cho năng suất thân, lá đạt năng suất cao nhất.

Như vậy, NPK STAVIN đã hướng dẫn chi tiết các xhây dựng mô hình trồng củ cải trắng đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Mong rằng với các thông tin trên, hữu ích cho bà con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ