Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí đỏ (bí ngô)

Cây bí ngô, bí đỏ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng mang đến nguồn lợi kinh tế rất cao. Ngoài ra, mọi người cũng có thể trồng bí ngô tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn, tiết kiệm kinh phí cho gia đình.

Tại bài viết này NPK STAVIN sẽ hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc bí ngô tại quả.

1. Làm đất

Chuẩn bị đất trồng bí đỏ: Để cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, vụ trước không trồng họ bầu bí (bí rợ, bí đao, dưa leo, khổ qua,…) hoặc trồng gần họ bầu bí chuẩn bị thu hoạch hay chấm dứt thu hoạch vì có thể sâu bệnh lây lan.

Đất phải có nguồn nước tưới đầy đủ trong mùa khô, tưới bổ sung trong mùa mưa khi trời khô hạn, vào mùa mưa đất phải được thoát nước tốt.

Đất trồng bí là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, thích hợp nhất với độ pH nằm trong khoảng từ 6 – 6,5, đất chua (phèn) độ pH dưới 6 thì phải bón thêm vôi nông nghiệp để tăng độ pH lên hơn 6. Trên nguyên tắc đất phải cày bừa tơi xốp và sạch cỏ. Tuy nhiên, mỗi nơi cách làm đất trồng có khác nhau:

Vùng đất phù sa pha sét trồng dưới ruộng sau khi thu hoạch lúa

Phân lô lên liếp: Dùng len đào rãnh bề ngang 2 lớp len (rộng 40cm), bề sâu 1 lớp len (chừng 30cm), xếp đất 2 bên cách bờ mương tưới khoảng 20cm. Sau đó đục lỗ gieo trồng trên mô đất dọc theo mương. Dẫn nước vào mương tưới nước. Mỗi lần bón phân có bồi gốc.

Trồng liếp đôi có trải bạt nhựa (tạo liếp như trồng dưa hấu)

Vùng đất cát pha thịt (như vùng đất Tây Ninh, Củ Chi, đất trồng lúa, đậu phộng): Sau khi xới đất 1 lượt, dùng cày trâu bò 2 đường ngược chiều cách nhau 30 cm, bón lót, rải phân theo 2 đường cày, cày thêm 2 đường cày, lấp phân lên mô tạo thành 2 liếp đôi-sửa mô-trải bạt plastic, dẫn nước vào mương, đục lỗ trồng.

2. Thời vụ

Thời vụ trồng bí đỏ ở miền Bắc:

Vụ chính Đông Xuân: Gieo hạt vào tháng 10, 11 và thu hoạch vào tháng 2, 3 năm sau.

Trái vụ Hè Thu: Gieo hạt vào tháng 12, 1 và thu hoạch vào tháng 4, 5.

Thời vụ trồng bí đỏ ở miền Trung:

Vụ chính: Gieo hạt vào các tháng 12, 1, 2 và thu hoạch vào các tháng 4, 5, 6.

Trái vụ: Gieo hạt vào các tháng 3, 4, 5 và thu hoạch vào các tháng 7, 8, 9.

Thời vụ trồng bí đỏ ở miền Tây Nam Bộ:

Vụ chính: Gieo hạt vào các tháng 11, 12, 1 và thu hoạch vào các tháng 3, 4, 5.

Trái vụ: Gieo hạt vào các tháng 2, 3, 4 và thu hoạch vào các tháng 6, 7, 8.

Thời vụ trồng bí đỏ ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:

Vụ chính: Gieo hạt vào các tháng 4, 5 và thu hoạch vào tháng 8, 9.

Trái vụ: Gieo hạt vào các tháng 8, 9 và thu hoạch vào tháng 12, 1.

3. Cách trồng

Bí đỏ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất sỏi, đất ruộng … nhưng phải đảm bảo đất được thoát nước tốt sau mưa.

Do bí đỏ được trồng gối sau khi thu hoạch bắp nên phải thiết kế líp trồng vào đầu vụ bắp để đảm bảo mật độ và khoảng cách cho bí.

Có thể thiết kế ruộng bắp theo mô hình sau

Hàng bí: Hàng cách hàng 5m x 5m.

Hàng bắp: 2 hàng kép cách hàng bí 0,7m. Hàng cách hàng 0,4m, 3 hàng đơn khoảng cách 0,7m

4. Bón phân

Bón phân là một cách trồng bí đỏ giúp cải thiện sản lượng và năng suất quả. Sau khi trồng bí đỏ được 3-4 lá thật, sử dụng phân bón NPK STAVIN pha loãng với nước để tưới cho cây. Không tưới vào lá cây, kết hợp với vun xới gốc và làm cỏ.

Bón thúc cho cây bí đỏ, chia làm 3 giai đoạn:

Bón thúc lần 1: Sử dụng phân chuồng hoai mục và NPK STAVIN pha loãng tưới vào gốc. Kết hợp vun đất vào gốc cây bí đỏ. Bón sau khi trồng được 15 ngày.

Bón thúc lần 2: Sử dụng phân chuồng hoai mục và NPK STAVIN bón xung quanh gốc. Kết hợp lấp phủ đất và vun gốc cho cây bí đỏ. Bón sau khi trồng được 35 ngày.

Bón thúc lần 3: Sử dụng NPK STAVIN pha loãng với nước, tưới cho cây. Tăng cường dưỡng chất giúp cây ra hoa và cho quả tốt hơn. Có thể bón vào gốc cây phân chuồng hoai mục, mùn mục và tro trấu. Bón sau khi trồng được 50 ngày.

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân cho cây bí ngô

5. Chăm sóc

Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nắng nóng. Đặc biệt là giai đoạn khi bí đỏ ra hoa. Ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Thoát nước trong mùa mưa để bí đỏ không bị úng nước.

Khi thân bí đỏ dài khoảng 1m thì đắp thêm đất vào thân cây để giúp cho bí tăng rễ phụ nhằm đảm bảo khả năng hút chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn. Nên để từ 2-4 nhánh khỏe mạnh nhất cây để giúp bí đỏ tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tỉa bớt các lá bí bị vàng úa ở chân giúp cho bí thông thoáng tránh được nấm và để cho ong bướm dễ ràng tìm hoa hút nhụy tăng tỉ lệ đậu quả.

Khi bí đỏ ra hoa, bạn tiến hành ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ qua bước này bởi ong bướm cũng giúp hoa cái được thụ phấn. Khi cây được 15 ngày tuổi thì tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân bò, phân gà, trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày thì tiến hành bón phân đợt tiếp theo.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây bí ngô

6. Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng trừ sâu bệnh cho cây, bạn cần đảm bảo:

Luôn dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại và rác ở ruộng bí

Khi cây bị sâu bệnh xâm nhập cần chủ động phun thuốc trừ sâu theo hướng dẫn của cơ sở bán thuốc

Nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh nặng tránh để lây lan ra khắp ruộng

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây bí ngô

7. Thu hoạch

Bí đỏ sau khi trồng khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch. Bí đỏ thu hoạch được nhiều hay ít đợt phụ thuộc vào việc chăm sóc cây.

Bí đỏ có thể thu hoạch được sau khoảng 30 ngày đậu quả. Nếu muốn thu hoạch trái già để cất trữ được lâu hơn thì có thể đợi đến khi trái già có vỏ cứng màu vàng, lớp vỏ có phấn trắng và cuống vàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ