Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, được dùng làm gia vị, dùng trong y dược, trong công nghiệp hương liệu và mang lại lợi ích cho người trồng. Từ năm 1990 Việt Nam đã tham gia vào thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới, chủ yếu dưới dạng tiêu đen, tiêu trắng và được xuất khẩu sang hơn 80 nước.

Cùng NPK STAVIN tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu đạt hiệu quả năng suất cao, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1 – Chọn đất

Tầng đất canh tác trên 80cm, có mực nước ngầm sâu trên 2m, tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước vào mùa mưa.

Đất có pH từ 5,5-6,5 và giàu N, K, Mg.

2 – Thời vụ trồng

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống chịu được hạn vào đầu mùa khô.

Trước khi trồng từ 2 – 3 tuần, cần đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép nọc tiêu từ 10 – 15 cm, sâu 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm rồi bón lót phân NPK STAVIN trộn đều với đất mặt.

Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 – 20 cm, nghiêng 1 góc 45 – 600 hướng ngọn tiêu về gốc nọc, nọc cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén chặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây.

3 – Khoảng cách và mật độ trồng

Tiêu có thể leo lên nọc cây sống hoặc nọc chết như gỗ, nọc gạch, nọc bê tông.

Nếu sử dụng nọc chết, khoảng cách trồng có thể là 2×2 m, 2×2,5 m, 2,5×2,5 m.

Nọc gạch có đường kính trên 0,8 m, có thể trồng với khoảng cách 2,5×3 m đến 3×3 m.

Nếu trồng toàn bộ nọc cây sống, khoảng cách trồng từ 2,5×3 m, bố trí theo hướng đông – tây và rong tỉa cành trong mùa mưa.

Có thể trồng xen 1 hàng nọc sống 1 hàng nọc chết để giảm bớt chi phí và điều hòa ánh sáng.

Hốc trồng tiêu

4 – Chăm sóc cây tiêu

Tưới nước

Trong sản xuất hồ tiêu, một số kỹ thuật tưới nước thường được sử dụng như:

– Kỹ thuật tưới dí tại gốc: Với ưu điểm là trang thiết bị rẻ tiền, chi phí nhiên liệu thấp nên nông dân sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật này là chi phí nhân công cao, thao tác nặng nhọc, lượng nước thường tổn thất lớn.

– Kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt được đánh giá cao về mặt tiết kiệm nước. Hệ thống tưới gồm có máy bơm, bể chứa phân bón, máy lọc nước, đường ống dẫn, vòi nhỏ nước và các van phân phối nước. Ưu điểm của kỹ thuật tuới nhỏ giọt là tiết kiệm nuớc do nuớc được cung cấp cho phần hoạt động chủ yếu của bộ rễ cây trồng nên tránh được tổn thất nước, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, chất dinh dưỡng được cung cấp dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới, chi phí vận hành thấp, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh. Nhược điểm của kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt là đòi hỏi chất lượng nước cao, đường ống và thiết bị hay hư hỏng, trang thiết bị đắt tiền, chi phí lắp đặt lớn nên không phù hợp với khả năng kinh tế của phần lớn nông dân trồng tiêu tại Tây Nguyên.

– Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm: Trên cơ sở cải tiến kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm có thể khai thác đầy đủ các ưu điểm của kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt như tiết kiệm nước tưới, không gây xói mòn, rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trực tiếp vào vùng rễ đồng thời khắc phục được các hạn chế của kỹ thuật này như: Vòi phun có đường kính lớn, tránh tắc nghẹt vòi nhỏ giọt, không đòi hỏi chất lượng nguồn nước quá cao, hệ thống trang thiết bị có giá thành thấp. Khi sử dụng hệ thống tưới phun dưới tán cho hồ tiêu thì lượng nước tối ưu cần cho cây phát triển tốt từ 35-40 lít/trụ/lần tưới, trong khi tưới bồn truyền thống thì lượng nước tối ưu cần từ 100-120 lít/trụ/lần tưới.

Bón phân

Tùy thuộc vào đất, giống và tuổi cây sẽ có lượng bón phù hợp cho cây hồ tiêu. Lượng phân được chưa làm 4 lần bón. Lần 1 giúp cây phục hồi sau thu hoạch, lần 2 giúp thúc quá trình phân hóa mầm hoa (sau khi vào mùa mưa nửa tháng), lần 3 và 4 nhằm tăng đậu quả và nuôi quả.

Việc kết hợp bón phân qua hệ thống tưới tiết kiệm giảm được lượng nước 15-20%, làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm được lượng phân bón từ 30-40% góp phần bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất cho người trồng tiêu và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật bón phân cho hồ tiêu

Phòng trừ sâu bệnh

Phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện dịch hại ở giai đoạn sớm và phòng trừ kịp thời. Cần áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ dịch hại có hiệu quả và bền vững.

Bọ xít hại cây hồ tiêu

Xem thêm: Dịch hại và biện pháp phòng trừ trên cây hồ tiêu

5 – Thu hoạch

Hạt tiêu đưa vào bảo quản phải khô, đạt độ ẩm 12-13% và sạch tạp chất. Bảo quản tiêu bằng bao hai lớp, lớp trong là bao ni-lông (PE) để chống ẩm mốc, lớp ngoài là bao PP hoặc bao bố, bao dùng đựng tiêu phải là bao mới hoàn toàn. Tiêu được đưa vào chất trên kệ hoặc pa-lét trong kho khô ráo và thông thoáng. Kho bảo quản tiêu không được chứa hóa chất, phân bón và các sản phẩm khác, cách ly với gia súc, chuột bọ và sâu bệnh. Thường xuyên kiểm tra kho để phát hiện và xử lý các biểu hiện không bình thường.

Chúc bà con thành công!

Liên hệ ngay hotline 1900 3252 hoặc Theo dõi Fanpage để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 3252
Liên hệ